Showing posts with label Kiến thức giao dịch. Show all posts
Showing posts with label Kiến thức giao dịch. Show all posts

Tuesday, March 26, 2024

Binance Ngừng Hỗ Trợ USDC Trên Mạng TRON và Áp Lực Pháp Lý Ngày Càng Tăng

Binance Ngừng Hỗ Trợ USDC Trên Mạng TRON và Áp Lực Pháp Lý Ngày Càng Tăng

 

Binance Ngừng Hỗ Trợ USDC Trên Mạng TRON và Áp Lực Pháp Lý Tăng Cao

Binance đã chính thức thông báo rằng họ sẽ dừng hỗ trợ việc gửi và rút tiền USDC thông qua mạng TRON sau khi đối mặt với áp lực pháp lý tăng cao.

Theo tuyên bố của sàn giao dịch Binance ngày 25 tháng 3, họ sẽ chấm dứt việc hỗ trợ cho stablecoin USD Coin (USDC) dựa trên mạng Tron trước ngày 5 tháng 4.

Vì vậy, người dùng của Binance chỉ có chưa đầy hai tuần để rút tiền hoặc chuyển đổi chúng sang USDC trên các mạng khác.

Trong bối cảnh này, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Philippines sẽ ngăn chặn công dân truy cập vào Binance trong ba tháng tới vì sàn giao dịch tiền điện tử này chưa được đăng ký tại quốc gia này.

Lý do Binance Kết Thúc Hỗ Trợ cho USDC Dựa Trên Tron

Tháng trước, Circle đột ngột thông báo rằng họ sẽ chấm dứt hỗ trợ cho USDC dựa trên Tron. Trong phản ứng, người sáng lập mạng Tron, Justin Sun, tôn trọng quyết định của công ty và khẳng định rằng mạng blockchain của ông có cấu trúc phi tập trung tương tự như Bitcoin và Ethereum.

USDC là stablecoin lớn thứ hai theo vốn hóa thị trường và đã tăng nguồn cung nhanh chóng kể từ đầu năm. Dữ liệu blockchain cho thấy USDC trị giá 172 triệu USD trên blockchain Tron.

Philippines Chặn Binance

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) Philippines cảnh báo công chúng không nên sử dụng Binance, và họ sẽ chặn nền tảng này ở Philippines để bảo vệ công chúng khỏi các sản phẩm đầu tư chưa đăng ký.

Cơ quan quản lý tài chính tiếp tục kêu gọi Google và Meta (trước đây là Facebook) ngừng quảng cáo liên quan đến Binance nhằm đến người dùng ở Philippines.

Năm ngoái, SEC Philippines đã đưa ra lời khuyên cảnh báo về Binance, trích dẫn các hoạt động chưa đăng ký của nền tảng tại quốc gia châu Á này. Lệnh cấm này đánh dấu bước thụt lùi mới nhất trong quy định đối với Binance, khi sàn giao dịch này phải đối mặt với sự giám sát pháp lý chặt chẽ ở nhiều khu vực khác nhau.

Friday, March 22, 2024

25 Altcoin Tiềm Năng Có Thể Được Niêm Yết Trên Binance vào Năm 2024: Danh Sách Dự Án Đáng Chú Ý

25 Altcoin Tiềm Năng Có Thể Được Niêm Yết Trên Binance vào Năm 2024: Danh Sách Dự Án Đáng Chú Ý

 Binance Có Thể Niêm Yết Những Altcoin Nào Vào Năm 2024? Danh Sách Tiềm Năng

Binance, là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, được đặt ra câu hỏi về việc niêm yết những altcoin nào trong năm 2024. Dưới đây là danh sách các dự án tiềm năng được đưa ra.

Mặc dù có nhiều dự đoán và kỳ vọng khác nhau, tài khoản BSC Daily đã công bố danh sách 25 dự án tiềm năng có thể được niêm yết trên Binance trong năm 2024.

Ngoài ra, tài khoản này cũng nhấn mạnh rằng các dự án này đều đáp ứng các tiêu chí niêm yết altcoin được xác định bởi cựu Giám đốc điều hành Binance, CZ.

Các tiêu chí bao gồm "Đội ngũ đã được chứng minh, Sản phẩm hữu ích, Cơ sở người dùng lớn và Tập trung vào sự chấp nhận của người dùng".

Dưới đây là danh sách các dự án altcoin có tiềm năng được dự đoán sẽ được niêm yết trên Binance vào năm 2024:

1. Thể Loại AI: AITECH, F3, CGPT, OFN, GTAI

2. Thể Loại Trò Chơi: NAKA, RACA, BIGTIME, PRIME, GF

3. Danh Mục DeFi: WOM, KILOEX, TOKEN, THE, KINZA

4. Danh Mục Meme: VINU, SLERF, BABYDOGE, COQ, GROK

5. Hạng Mục Cơ Sở Hạ Tầng: TLOS, HEART, CERE, ZETA, AKT

Danh sách này được đưa ra để tham khảo và có thể thay đổi tùy theo sự phát triển của thị trường và quyết định của Binance trong tương lai.

Wednesday, March 20, 2024

Tòa Án Ra Quyết Định Cuối Cùng về Vụ Kiện Genesis và Gemini với SEC: Khoản Phạt 21 Triệu USD

Tòa Án Ra Quyết Định Cuối Cùng về Vụ Kiện Genesis và Gemini với SEC: Khoản Phạt 21 Triệu USD

Theo đó, Genesis đã đồng ý trả một khoản phạt dân sự là 21 triệu USD như một phần của quyết định cuối cùng của tòa án nhằm giải quyết các cáo buộc liên quan đến chương trình cho vay Gemini Earn.

Trong một vụ kiện mà Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã khởi kiện đối với Genesis và Gemini, họ bị cáo buộc chào bán chứng khoán chưa đăng ký sau khi triển khai chương trình cho vay tiền điện tử Gemini Earn dành cho các nhà đầu tư bán lẻ.

Gary Gensler, chủ tịch của SEC, đã nói trong một thông cáo vào ngày 19 tháng 3: "Việc dàn xếp hôm nay được xây dựng dựa trên các hành động trước đó để làm rõ với thị trường và công chúng đầu tư rằng các nền tảng cho vay tiền điện tử và các trung gian khác cần phải tuân thủ luật chứng khoán đã được thử nghiệm qua thời gian của chúng tôi. Làm như vậy sẽ bảo vệ nhà đầu tư tốt nhất. Nó thúc đẩy niềm tin vào thị trường. Nó không phải là tùy chọn. Đó là luật pháp."

Theo các điều khoản của thỏa thuận, SEC sẽ chỉ nhận được một phần của khoản phạt sau khi các khoản thanh toán phá sản khác đã được thực hiện, bao gồm cả yêu cầu bồi thường của các nhà đầu tư bán lẻ.

Khoản phạt 21 triệu USD đánh dấu sự kết thúc của vụ kiện mà SEC đã khởi kiện đối với Gemini và Genesis từ tháng 1 năm 2023 vì bán chứng khoán chưa đăng ký thông qua chương trình Gemini Earn.

Theo thông cáo của SEC, Genesis đã đình chỉ việc rút tiền của người dùng trên nền tảng của mình vào tháng 11 năm 2022 khi Gemini Earn có khoảng 340.000 khách hàng và quản lý 900 triệu USD tài sản.

Thursday, February 28, 2019

3 mẹo để có một năm giao dịch thành công

3 mẹo để có một năm giao dịch thành công

Một số anh em có thể đã bắt đầu năm mới với nhiều thay đổi trong tư duy giao dịch, hay chiến lược giao dịch. Nếu anh em nào chưa có kế hoạch trading trong năm mới, vài tip sau có thể giúp anh em.

1. Kiểm tra nhật ký giao dịch thường xuyên

Hãy tập thói quen xem xét lại các giao dịch của anh em. Tốt hơn hết là anh em nên bắt đầu làm việc này ngay lập tức.

Đầu năm là thời điểm hoàn hảo để nhìn lại hiệu suất giao dịch trong quá khứ của anh em.
Điều quan trọng là phải hoàn toàn trung thực với chính mình khi đánh giá kỹ năng trading của bản thân. Tự hỏi bản thân những câu hỏi như:
  • Điểm mạnh trong khả năng giao dịch của tôi là gì?
  • Điểm yếu của tôi là gì?
  • Tôi đã bám sát kế hoạch giao dịch của mình chưa?
  • Tôi đã đạt được mục tiêu giao dịch trong quá khứ của mình chưa?
  • Mục tiêu giao dịch mới của tôi là gì?
Nhưng hãy nhớ, để thực sự tận dụng tối đa các đánh giá giao dịch, chúng phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. Nếu anh em lâu lâu mới đánh giá một lần thì không có tác dụng mấy đâu.
Viết nhật ký hàng ngày, và đọc nó mỗi ngày, qua thời gian nó sẽ trở thành vật báu của riêng anh em.

2. Tin vào chính mình

Có một tư duy tích cực sẽ quyết định anh em sẽ đi tới đâu trong nghề trading. Trên thực tế, suy nghĩ tích cực là 1 nhánh quan trọng của tâm lý học con người.
Nhánh này được gọi là tư duy tích cực, tập trung vào việc giúp mọi người đạt được tiềm năng đầy đủ của họ. Nó rất khác với tâm lý truyền thống nơi trọng tâm là chữa bệnh tâm thần.
Vì vậy, bất kể năm vừa rồi anh em có giao dịch tệ đến đâu , hãy nhớ rằng chúng ta đã qua năm mới với rất nhiều mục tiêu phía trước, và có nhiều việc cần làm thay vì ngồi than thân trách phận.
Hãy tận dụng những thất bại của bản thân và coi nó như những bài học quý giá. Chúng không nên được gọi là thất bại, chúng là những bước giúp anh em tiến gần hơn tới khả năng kiếm lợi nhuận đều đặn.

3. Học một cái gì đó mới

Mặc dù việc theo đuổi 1 hệ thống là cực kỳ quan trọng, biết thêm những kiến thức mới sẽ giúp ta phân tích sắc sảo hơn, đọc vị thị trường tốt hơn. Kiến thức không bao giờ thừa, và những người thấy mình đủ giỏi để ngưng việc học hỏi thường sẽ không thành công trong dài hạn.
Đọc một cuốn sách, theo dõi một trading blogger với một phong cách giao dịch khác, hoặc đọc các chiến lược giao dịch khác. Kiểm tra các diễn đàn giao dịch phổ biến là một cách tốt để bắt đầu nếu anh em đang tìm kiếm các sách và chiến lược giao dịch mới.
Điều quan trọng là anh em phải mở rộng bộ kỹ năng giao dịch của mình. Hãy nhớ rằng, để trở thành một nhà giao dịch thành công, chúng ta phải không ngừng học hỏi, thích nghi và cải thiện.
Chúng ta không bao giờ biết được khi nào thị trường sẽ thay đổi và hệ thống của chúng ta không hoạt động được nữa. Tất cả các hệ thống giao dịch đều có tuổi thọ, và không phải lúc nào tuổi thọ của chúng cũng quá dài. Việc của chúng ta là phải phát hiện càng sớm càng tốt thời điểm “hết hạn” của hệ thống và thay đổi nó, hoặc thậm chí phải đổi sang cái khác.
Việc tạo và giữ thói quen này có thể khó khăn, nhưng nếu anh em bắt đầu với những thay đổi nhỏ và tiếp tục thực hiện chúng khi thời gian trôi qua, anh em sẽ ngạc nhiên về khả năng đạt được mục tiêu của mình. Khi có được các thói quen tốt và kỷ luật tốt, thị trường sẽ tự động ủng hộ chúng ta.
Còn anh em thì sao? Mục tiêu giao dịch nào anh em đã đặt ra cho bản thân trong năm nay? Đôi khi không nhất thiết phải là mục tiêu vài chục phần trăm lợi nhuận tới cuối năm, chỉ cần đơn giản như việc giữ thói quen viết và đọc lại nhật ký giao dịch hàng ngày là quá tốt rồi.
Nhật Hoài

Saturday, February 23, 2019

Datalight - Công cụ phân tích cơ bản và tâm lý thị trường bằng data cho anh em Crypto

Datalight - Công cụ phân tích cơ bản và tâm lý thị trường bằng data cho anh em Crypto

Hôm nay mình sẽ giới thiệu với anh em Crypto Trader 1 công cụ rất hay dùng để phân tích tâm lý (market sentiment) và phân tích cơ bản cho các đồng coin trên thị trường crypto, tên là Datalight. Bên cạnh biểu đồ giá, Datalight có thể là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho anh em trước khi bấm nút vào lệnh, và quan trọng hơn là nó miễn phí. 

Datalight - Công cụ phân tích cơ bản và tâm lý thị trường bằng data cho anh em Crypto


Vào xem Datalight ở đây nhé anh em. 

Datalight là gì?


Datalight là 1 dự án tổng hợp và sử dụng các dữ liệu trên thị trường crypto để phân tích và cho ra các chỉ số cơ bản, Crypto trader có thể tham khảo các chỉ số này để thấy được tâm lý thị trường hiện tại, cũng như tâm lý của từng đồng coin. Datalight cũng có thể được dùng để tìm kèo trade coin rất tốt. 

datalight-traderviet1.

Đội ngũ Datalight khẳng định rằng họ phân tích hơn 3 triệu tin nhắn trên các mạng xã hội và gần 10 triệu giao dịch crypto trên các sàn cryptocurrency để cho ra các chỉ số này. Các chỉ số mà Datalight tổng hợp được khá là lạ và không giống các chỉ số cơ bản trên thị trường tài chính thông thường, mà nó liên quan hơn đến độ phổ biến và được nhắc tới (hype) trên các mạng xã hội.

Datalight - Phân tích các chỉ số cơ bản và tâm lý của thị trường crypto


Dưới đây là các chỉ số cơ bản và tâm lý mà đội ngũ Datalight tổng hợp được từ cơ sở dữ liệu khổng lồ của họ. Mỗi chỉ số đều có ý nghĩa và cách phân tích riêng.

Để xem được các chỉ số tâm lý cho toàn thị trường, anh em bấm vào thẻ Market.

Để xem chỉ số cho 1 đồng coin, anh em bấm vào đồng coin đó trên bảng xếp hạng, hoặc tìm kiếm tên coin trong ô Search.

datalight-traderviet7.

Các chỉ số như sau: 

  • CVIX (Crypto volatility index)
Chỉ số CVIX dựa trên chỉ số VIX của thị trường tài chính. Chỉ số VIX được xây dựng bởi CBOE (Chicago Board Option Exchange) và nó đo mức độ biến động dự kiến của 30 ngày tới. Nó được tính toán từ cái chỉ số options của thằng Market cap.

datalight-traderviet6.

VIX là một trong những chỉ số đo lường Market Sentiment (tâm tính thị trường) tuyệt vời nhất cho Trader và Investor hiện nay, do đó nó nên là chỉ số đầu tiên mà anh em crypto nên tham khảo trước khi trade coin. Chỉ số CVIX đo lường tâm lý sợ hãi (fear) và tham lam (greed) của thị trường crypto tại 1 thời điểm nhất định, dựa trên tổng vốn hoá (market cap): 

  • CVIX tăng và Market cap tăng => SP 500 có thể giảm.
  • CVIX tăng và Market cap giảm => xu hướng giảm của Market cap được hỗ trợ tốt
  • CVIX giảm và Market cap tăng => xu hướng tăng của Market cap được hỗ trợ tốt
  • CVIX giảm và Market cap giảm => Market cap có thể tăng trở lại
  • Sharpe ratio: là 1 chỉ số khác cũng bắt nguồn từ thị trường tài chính và nó đo lường hiệu suất của 1 đồng coin được điều chỉnh cho rủi ro của nó. Đây là chỉ số cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, nên kết quả mà nó cho ra rất khách quan. Chỉ số Sharpe ratio càng cao thì lợi nhuận của đồng coin càng lớn, với cùng 1 rủi ro như nhau. Sharpe ration càng thấp thì đồng coin đó càng không cho ra lợi nhuận.
datalight-traderviet5.
  • BTCX (bitcoin index): khá giống với chỉ số Bitcoin Dominance, nhưng khác ở chỗ nó là tỷ lệ giữa tổng vốn hoá 5 đồng coin lớn nhất và vốn hoá của Bitcoin. BTCX cho thấy 1 bức tranh rõ ràng hơn về mối quan hệ giữa Bitcoin và toàn thị trường crypto. BTCX lấy ý tưởng từ cách tính chỉ số đo sức mạnh của đồng đô la USD Index so với các đồng tiền còn lại trong rổ tiền tệ. BTCX càng cao tức là Bitcoin đang chiếm vốn hoá nhiều hơn trong rổ 5 đồng coin.
datalight-traderviet4.

Datalight - 2 chỉ số quan trọng: Buy Market và Hype Index


Hai chỉ số quan trọng nhất mà Datalight tổng hợp được là Buy market và Hype Index, cũng là thứ làm cho Datalight giá trị hơn các công cụ đo lường chỉ số khác: 

Buy Market là tổng số người đặt lệnh buy market (lệnh mua thị trường) của 1 đồng coin tại 1 thời điểm nhất định. Buy Market càng cao cho thấy 1 số lượng lớn các tradercá nhân đang bị đồng coin hấp dẫn ở thời điểm hiện tại, nên đã đặt lệnh mua thị trường. Ngược lại, nếu chỉ số Sell Market cao tức là thị trường đang có hoảng loạn và bán tháo.

datalight-traderviet2.

Hype Index đo lường mức độ quan tâm của công chúng mà đồng coin đó nhận được trên các trang mạng xã hội. Chỉ số Hype Index này cho biết 1 đồng coin có đang được quan tâm trên mạng xã hội hay không, từ đó dự đoán khả năng tăng giá trong tương lai. 

Anh em từ từ mà ngâm cứu công cụ Datalight này nhé

                                                                                                       Theo: Nhật Hoài - Traderviet

Wednesday, April 25, 2018

5 công cụ tìm kiếm ICO và các đồng tiền ảo cực kỳ hay và rất tiện ích cho Trader.

5 công cụ tìm kiếm ICO và các đồng tiền ảo cực kỳ hay và rất tiện ích cho Trader.

Với hơn 1600 đồng tiền ảo hiện có trên thị trường, để trao đổi trên các sàn giao dịch khác nhau có thể phần nào gây khó khăn và choáng ngợp đối với nhà đầu tư. Bài viết này cung cấp các thông tin chính xác và ngắn gọn về các công cụ bạn có thể sử dụng để tìm kiếm dự án ICO mới và các đồng tiền ảo mới nhằm đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
Mục lục bài viết 
  • 1. Top ICO List.
  • 2. ICO Bench.
  • 3. CoinGecko.
  • 4. Smith + Crown.
  • 5. Cryptowatch.

1. Top ICO List.

Top ICO List là cửa hàng một điểm đến giúp bạn khám phá các ICO mới có tiềm năng trên thị trường tiền ảo. Top ICO cung cấp một danh sách tất cả các dự án ICO và tuyệt hơn nữa là phân loại ICO nhằm tổng hợp cho bạn một danh sách các ICO tốt nhất sắp diễn ra.
Top ICO còn cung cấp thông tin chi tiết về một số ICO đang hoạt động tốt nhất và thông tin của các ICO trước đây để bạn có cơ sở đánh giá hiệu suất ICO mà bạn quan tâm. Top ICO list đồng thời là một nền tảng, tại đó bạn có thể tìm thấy các whitepaper (bản cáo bạch) và bản thông tin gói gọn một trang đã biên tập về các ICO thay vì phải chuyển hướng qua nhiều trang web để tìm xem whitepaper của các công ty startup blockchain.

2. ICO Bench.

ICO Bench là một trang web xếp loại ICO chuyên nghiệp sử dụng đánh giá từ các trader (người giao dịch) crypto chuyên nghiệp và các chuyên gia về crypto. Các chuyên gia này đánh giá dự án và tìm kiếm nhiều thông số khác nhau (như nhóm dự án, vốn cứng và whitepaper) và theo đó xếp loại.
Ngoài ra, một thuật toán đánh giá được sử dụng để đánh giá riêng biệt dựa trên 20 tiêu chí. Một ICO có thể được chấm 40 điểm bằng thuật toán này. Sau đó, đánh giá này được kết hợp với đánh giá của các chuyên gia để tính toán một số điểm cuối cùng.

3. CoinGecko.

CoinGecko vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm beta công khai nhưng nó đã được công nhận là một công cụ rất giá trị dành cho các trader và nhà đầu tư tiền ảo muốn đi trước thị trường.
CoinGecko chỉ đơn giản cung cấp một bảng xếp hạng các đồng tiền ảo đang hoạt động trên nhiều sàn giao dịch theo thời gian thực. Chỉ cần xem lướt qua CoinGecko đã đủ cung cấp cái nhìn toàn diện về tiền ảo, giá cả theo thời gian thực và tỷ lệ tăng/giảm trong phiên giao dịch.
CoinGecko còn cung cấp thông tin về giá trị vốn hóa thị trường của các đồng tiền khác nhau. Hơn nữa, CoinGecko cập nhật tình hình phát triển và hoạt động cộng đồng của đồng tiền để cho thấy nếu các nhà phát triển vẫn đang ủng hộ đồng tiền và một cộng đồng người dùng lớn mạnh nếu có.

4. Smith + Crown.

Smith + Crown đang thiết lập trở thành trang Bloomberg/Zacks/Financial Times của lĩnh vực tiền ảo.
Smith + Crown cung cấp truy cập vào một bộ “nghiên cứu công cộng lập chỉ mục đã được gắn thẻ và tóm tắt để tham khảo và khám phá”. Công ty cũng duy trì một nguồn lưu trữ danh sách toàn diện đã biên tập của các ICO sắp tới và ICO đang hoạt động. Công ty cung cấp một bản tóm tắt đơn giản về tất cả các ICO trong danh sách (tên dự án, mô tả ngắn về ICO của công ty đó, và ngày bắt đầu cũng như ngày kết thúc của đợt bán token đó).
Đối với một số dự án ICO được liệt kê, Smith + Crown còn cung cấp nghiên cứu chuyên sâu hơn (ví dụ đánh giá whitepaper, nghiên cứu thị trường và bình luận về chiến lược của nhóm dự án).
Ngoài ra, Smith + Crown cũng bao gồm chi tiết về tình trạng thông tin chi tiết của người sáng lập ICO, tính sẵn có của mã dự án và ICO có mở dành cho các nhà đầu tư tại Mỹ hay không.

5. Cryptowatch.

Các công cụ nói trên chủ yếu được thiết kế để giúp bạn nghiên cứu và kiểm định trước khi bạn mua vào bất kỳ ICO hoặc đồng tiền ảo nào.
Tuy nhiên Cryptowatch được thiết kế để giúp bạn cải thiện tỷ lệ thành công giao dịch sau khi bạn mua một đồng tiền ảo. Cryptowatch cung cấp một trang dữ liệu trực tiếp của hàng trăm đồng tiền trên tám sàn giao dịch khác nhau. Trang dữ liệu trực tiếp của Cryptowatch cũng theo dõi các đồng tiền qua các mệnh giá tiền tệ khác nhau để nhà đầu tư ở các nơi trên thế giới biết tiền ảo cụ thể có giá trị như thế nào so với đồng tiền định giá của quốc gia họ.
Giờ đây bạn đã có trong tay những công cụ hữu ích giúp bạn khám phá các ICO và đồng tiền ảo mới, tiếp theo bạn cần một sàn giao dịch giúp bạn giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
EXMO là một sàn giao dịch tiền ảo tuyệt vời sắp tới sẽ bắt đầu đợt crowdsale EXMO Coin token của riêng mình vào ngày 26 tháng 4 năm 2018, mục đích là triển khai dịch vụ cho vay ký quỹ trên nền tảng của sàn giao dịch. Người dùng sẽ có thể giao dịch tài sản crypto của họ với tỷ số vay vốn và chủ sở hữu token quốc tế sẽ nhận được loại tài sản sinh lời khác trên thị trường tiền ảo.
Theo TapchiBitcoin

Monday, March 26, 2018

Lý thuyết Dow – Khởi nguồn của mọi trường phái phân tích kỹ thuật

Lý thuyết Dow – Khởi nguồn của mọi trường phái phân tích kỹ thuật

Lý thuyết Dow là một lý thuyết rất cơ bản, tuy thế nó không đơn giản để một nhà đầu tư mới có thể hiểu hết được. Ở đây chúng ta sẽ nói trên phương diện dễ hiểu và gần như đầy đủ về lý thuyết Dow.

Lý thuyết Dow là một lý thuyết cơ bản, những lý thuyết khác sau này cũng dựa trên nền tảng của lý thuyết này mà phát triển. Trường phái phân tích kỹ thuật cũng thừa kế và phát triển trên nền tảng của lý thuyết Dow, làm cho lý thuyết này thêm vững chắc, đơn giản hơn và dễ hiểu hơn và thực tế hơn bằng đồ thị.
Chúng ta bắt đầu đi vào lý thuyết Dow. Lý thuyết Dow đưa ra một số giả thuyết và sau đó phát triển từ nền tảng các giả thuyết này. Điều đầu tiên chúng ta cần làm là phải thừa nhận một số giả thuyết sau đây hoàn toàn đúng. Trên khía cạnh của Tuyethoaphanus, người viết bài này khuyên bạn đừng thắc mắc hãy thừa nhận những giả thuyết này là đúng. Nếu bạn có chút nghi ngờ bất cứ lúc nào thì xem như dừng lại tại đấy và đừng đọc thêm hay học sâu về trường phái Phân Tích Kỹ Thuật làm gì, vì trường phái này phát triển dựa trên những giả thuyết này mà thôi.
GIẢ THUYẾT:

1. Không ai có thể thao túng xu hướng chính của thị trường.

Một khi xu hướng chính đã được thiết lập thì chẳng ai có thể thay đổi được xu hướng này cho đến khi thị trường tự chuyển xu hướng chính của nó theo hướng ngược lại.
Giả sử như xu hướng tăng của thị trường đã được xác lập là sẽ tăng liên tục. Những ai thao túng giá cả thì chỉ có thể làm giá giảm trong một thời gian ngắn rồi nó lại tiếp tục đi trở lại xu hướng chính của thị trường là xu hướng tăng. Việc bẻ gãy xu hướng chính là điều thật khó khăn và có lẽ chẳng ai muốn làm điều đó để gánh lấy thiệt hại. Những kẻ thao túng giá chỉ thao túng giá trong thời gian ngắn để đạt được mục đích rồi thị trường lại quay về bản chất vỗn dĩ của nó.
Thị trường cứ đi theo xu hướng chính cho đến khi nó rã rời mỏi mệt với cái xu hướng đó tự nó sẽ đổi chiều để đi theo xu hướng khác. Tôi có thể bảo vệ tiếp tục giả thuyết 1 này nhưng tôi không muốn làm rối các bạn mới bước vào tìm hiểu trường phái Phân Tích Kỹ Thuật nữa. Nên tôi và những người viết bài trên trang này mong các bạn cứ chấp nhận nó hoàn toàn đúng để chúng ta đi tiếp một cách đơn giản và dễ dàng nhất. Bởi vì nếu có một bàn tay thao túng được thì chúng ta đi phân tích nọ kia và dự đoán để làm gì nữa. Hãy hỏi kẻ thao túng đó để có kết quả dự đoán chuẩn xác nhất.

2. Mọi thứ đều được phản ánh vào giá cả

Thị trường phản ánh được mọi thông tin. Mọi thứ đều phản ánh vào thị trường thông qua giá cả. Giá cả là con số chung phản ánh được sự kỳ vọng, sự sợ hãi và mong chờ của tất cả những đối tượng tham gia thị trường. Tất cả mọi thứ sẽ phản ánh lên giá cả. Thay đổi lãi suất, tăng trưởng hay sụt giảm doanh thu lợi nhuận, bầu cử tổng thống… có thể thay đổi được giá cả và ảnh hưởng được lên giá cả nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Còn xu hướng chính của giá cả vẫn chẳng thể bị ảnh hưởng. Ví dụ: xu hướng chính là tăng, nếu có thông tin xấu đột ngột xuất hiện thì giá cả sẽ giảm để phản ứng thông tin xấu đó, sau đó thị trường lại trở về với xu hướng chính là tăng và sẽ vượt lên khỏi giá mà khi thông tin xấu đó xuất hiện.
Có khi thông tin tốt lại không thể làm giá cổ phiếu tăng được bởi vì giá đã tăng trước rồi. Ví dụ: cổ phiếu A tăng giá từ 10,000 lên 20,000 sau đó thông tin tốt xuất hiện, giá cổ phiếu cũng không thể tăng thêm được nữa vì thật tế thông tin tốt đó đã phản ảnh lên giá trước đó làm giá tăng từ 10,000 lên 20,000. Và nếu tăng hơn 20,000 thì tăng quá mức mà thông tin tốt đó có thể phản ánh được. Như vậy, đôi khi thị trường lại phản ứng trước khi thông tin xuất hiện nên khi thông tin xuất hiện cũng không thay đổi được gì.
Cũng tương tự như thế khi xu hướng chính đã trở nên mệt mỏi và muốn đổi xu hướng chính theo hướng ngược lại (như đổi tăng thành giảm, giảm thành tăng) thì dù có thêm bao nhiêu thông tin tốt đi chăng nữa, xu hướng chính tăng vẫn mệt mỏi và chuẩn bị bước vào xu hướng chính giảm. Hoặc dù có thêm bao nhiêu thông tin xấu đi chăng nữa, xu hướng chính giảm cũng đã giảm quá nhiều và chuẩn bị bước vào xu hướng chính tăng.

3. Lý thuyết Dow không phải công cụ hoàn hảo

Lý thuyết Dow đưa ra những nguyên lí và bản chất của thị trường và giúp bạn loại bỏ được những tâm lí cá nhân khi tham gia thị trường để có những nhận định đúng về thị trường. Tuy nhiên, khi dựa vào lý thuyết Dow bạn phải phân tích theo tiêu chí khách quan, đừng dựa trên những mong muốn của chính mình mà phân tích thì sẽ làm phân tích của bạn lệch lạc. Lúc đấy phân tích của bạn bị lệch lạc, chứ không phải là lý thuyết Dow đã đưa ra những điều không đúng. Chính vì thế mới nói lý thuyết Dow không hoàn hảo. Cũng là dựa trên lý thuyết Dow nhưng những phân tích của những người khác nhau lại có thể khác nhau.
Lý thuyết Dow chỉ giúp cho bạn có một cái nhìn ở xu hướng chính. Ở những xu hướng thứ cấp và ngắn hạn lý thuyết Dow không thể áp dụng. Vì trong xu hướng thứ cấp và xu hướng ngắn hạn giá cả thị trường có thể bị theo túng dễ dàng.
Để giải thích rõ hơn về mặt phân tích kỹ thuật ở giả thuyết 3 này Tuyethoaphanus xin nói đơn giản dễ hiểu như sau, dựa vào lý thuyết Dow chúng ta có thể nhìn nhận được dễ dàng xu hướng chính, còn xu hướng dài hạn và xu hướng trung hạn thì khó có thể nhìn ra, và nếu là xu hướng ngắn hạn thì khả năng dựa vào lý thuyết Dow mà nhìn thì dễ dàng bị sai trầm trọng. Giả thuyết 3 đưa ra điểm yếu của lý thuyết Dow để các nhà phân tích kỹ thuật biết điểm yếu của nó mà xác nhận ra xác suất phân tích đúng của mình bao giờ cũng không thể là chính xác tuyệt đối 100%. Tuy nhiên do sự mở rộng của các công cụ và lý thuyết sóng Elliott sau này, đã hạn chế được phần nào điểm yếu của lý thuyết Dow này.
Chúng ta vừa mới điểm qua 3 giả thuyết của lý thuyết Dow.

XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG:

Dow and Hamilton đưa ra 3 xu hướng giá như sau: xu hướng chính, xu hướng thứ cấp và xu hướng ngắn hạn (có người gọi là xu hướng chính, xu hướng thứ cấp và xu hướng ngày). Xu hướng chính kéo dài vài tháng đến vài năm. Xu hướng trung hạn kéo dài vài tuần đến vài tháng. Xu hướng ngắn hạn kéo dài vài giờ cho đến vài ngày hoặc một hai tuần.
Tuyethoaphanus xin kèm thêm lý thuyết sóng Elliott để giải thích rõ hơn về xu hướng thị trường như sau, xu hướng thị trường gồm các xu hướng sau: xu hướng chính, xu hướng thứ cấp (xu hướng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn) và xu hướng ngày (tức là những xu hướng diễn ra trong vài giờ cho đến một hai tuần, loại xu hướng này chỉ có thể nhìn trên forex nên ở thị trường chứng khoán chúng ta tạm bỏ qua). Vậy xu hướng chính sẽ bao gồm 3 hoặc 5 xu hướng dài hạn, xu hướng dài hạn sẽ bao gồm 3 hoặc 5 xu hướng trung hạn và xu hướng trung hạn sẽ bao gồm 3 hoặc 5 xu hướng ngắn hạn.

Xu hướng chính:

Xu hướng chính là những xu hướng lớn của thị trường và có thể tồn tại qua nhiều tháng hoặc nhiều năm. Những xu hướng này có khi là xu hướng tăng (bullish) có khi là xu hướng giảm (bearish). Một xu hướng một khi được thiết lập nó sẽ kéo dài cho đến khi xu hướng ngược lại được xác lập. Tức là xu hướng tăng sẽ kéo dài cho đến khi xu hướng giảm xuất hiện. Thời gian của một xu hướng thì không có một nguyên tắc bắt buộc là phải bao lâu. Có khi rất ngắn và có khi rất dài. Nên chúng ta đừng quan trọng độ tăng giảm và độ kéo dài bao lâu của một xu hướng. Vì không có nhất định xu hướng tăng phải tối đa hay tối thiểu bao lâu hoặc bao xa.
Mặc dù mọi người có thể dự đoán tương đối nhưng chính xác thì chẳng ai biết được bao giờ và khoảng nào thì xu hướng chính kết thúc. Lý thuyết Dow cho người ta biết và xác định được xu hướng chính để từ đó có phương án đầu tư hiệu quả. Cố gắng dự đoán độ tăng, độ giảm hay thời gian kéo dài của một xu hướng chỉ ở mức tương đối và chắc chắn không thể nào chính xác được. Chỉ cần xác định được xu hướng chính và tận dụng được nó thì đã là một thành công lớn.

Xu hướng thứ cấp:

Xu hướng thứ cấp là những xu hướng nằm trong lòng xu hướng chính. Trong xu hướng chính tăng sẽ có những xu hướng thứ cấp tăng và giảm nằm trong lòng nó. Trong xu hướng chính giảm sẽ có những xu hướng thứ cấp tăng và giảm nằm trong lòng nó. Điều đó có nghĩa là sẽ có những xu hướng thứ cấp ngược hướng với xu hướng chính. Để hiểu thêm điều này, chúng ta nghiên cứu thêm lý thuyết sóng Elliot sẽ nắm rất rõ điều này. Sóng Elliot cũng phát triển dựa trên lý thuyết Dow và phát triển thêm. Xu hướng thứ cấp thì khó dự đoán hơn xu hướng chính.

3 GIAI ĐOẠN CỦA XU HƯỚNG TĂNG CHÍNH VÀ 3 GIAI ĐOẠN CỦA XU HƯỚNG GIẢM CHÍNH:

Giai đoạn 1 của xu hướng tăng chính (giai đoạn tích lũy): 

Giai đoạn đầu của xu hướng tăng thì khó có thể nhận ra đâu là đã bắt đầu xu hướng tăng chưa hay vẫn còn ở trong xu hướng giảm trước đó. Tâm lí tiêu cực bi quan của xu hướng giảm chính vẫn tiếp tục lan và thống trị luôn ở giai đoạn bắt đầu xu hướng tăng. Đây là giai đoạn thị trường giao dịch ít ỏi, tin tức thì xấu và giá trị của cổ phiếu thường thấp kỷ lục. Tuy nhiên, giai đoạn này dòng tiền thông minh bắt đầu tích lũy cổ phiếu. Những người kiên nhẫn chấp nhận mua vào đầu tư dài hạn. Cổ phiếu thì rẻ, nhưng chẳng ai muốn sở hữu chúng. Mùa hè năm 1974 Warren Buffet từng nói đây là giai đoạn những ai mua cổ phiếu sẽ trở nên giàu có. Đa số đã nghĩ ông điên nên mới mua lúc này.

Trong giai đoạn đầu của xu hướng tăng chính, cổ phiếu bắt đầu tìm thấy được đáy và âm thầm xác nhận đáy. Khi thị trường bắt đầu tăng, có nhiều nghi ngờ và chưa tin là thị trường đã và đang khởi động tăng. Sau khi có một đợt sóng tăng và bắt đầu giảm lại, những kẻ nghi ngờ xuất hiện và cho rằng xu hướng giảm vẫn chưa kết thúc đâu. Ngay lúc này đây sẽ có những nhà phân tích từ tốn đưa ra nhận định bước sóng giảm này chỉ là xu hướng giảm thứ cấp 2, và xu hướng tăng vừa qua là xu hướng tăng thứ cấp 1 và cho biết thị trường đã khởi động tăng xu hướng chính và cụ thể được xong 1 bước sóng tăng thứ cấp và đây là bước sóng giảm 2 thứ cấp. Nếu đây là sóng giảm 2 thứ cấp thì đáy sóng giảm 2 sẽ cao hơn đáy trước đó. Thị trường âm thầm tạo đáy sóng giảm 2 cao hơn đáy trước, và đợt sóng tăng thứ cấp 3 lại bắt đầu và sau đó vượt lên khỏi đỉnh sóng tăng thứ cấp 1, mọi người bắt đầu nhận ra đợt sóng tăng 3 này và xu hướng tăng thứ cấp bắt đầu được mọi người nhìn thấy rõ nét. Điều này cho thấy đến khi mọi người đều thừa nhận xu hướng (giảm) trước kết thúc thì thị trường đã đi xong 2 sóng thứ cấp (tăng) 1 và (giảm) 2 và đang đi được nửa đường xu hướng thứ cấp (tăng) 3. Do vậy khi mọi người nhận ra được xu hướng chính mới bắt đầu thì thị trường đã đi một quảng khá xa.

Giai đoạn 2 của xu hướng tăng chính (giai đoạn tăng mạnh): 


Giai đoạn 2 của giai đoạn xu hướng tăng chính thường là dài nhất, và giá tăng nhiều nhất. Giai đoạn này được đánh dấu bằng cải thiện trong các doanh nghiệp, giá chứng khoán tăng. Lợi nhuận tăng và niềm tin tràn đầy. Giai đoạn này xem như là giai đoạn dễ kiếm tiền và những người kinh doanh theo xu hướng cũng gia nhập thị trường.

Giai đoạn 3 của xu hướng tăng chính (giai đoạn tăng thái quá): 


Giai đoạn 3 của xu hướng tăng chính được đánh giá bằng việc tích lũy thái quá và xuất hiện áp lực lạm phát. Trong suốt giai đoạn 3 này, cả cộng đồng dường như đã tham gia cả vào thị trường, giá cả đã tăng quá mức và niềm tin vào thị trường nhiều đến mức kinh ngạc. Khi mà ngay cả bà hàng tôm hàng cá, anh nông dân cũng tư vấn nhau nghe về chứng khoán thì đỉnh xu hướng chính đã sắp sửa có rồi đấy.

Giai đoạn 1 của xu hướng giảm giá chính (giai đoạn phân phối): 


Giống như giai đoạn một của xu hướng tăng giá, giai đoạn một của xu hướng giảm giá thì đi ngược lại. Đây là giai đoạn phân phối. Dấu hiệu phân phối đánh dấu cho bắt đầu xu hướng giảm. Khi này, dòng tiền thông minh bắt đầu nhận ra rằng điều kiện mua bán kinh doanh bây giờ không còn dễ và thoải mái như mọi người đã nghĩ, và những dòng tiền thông minh này bắt đầu bán cổ phiếu và rút tiền ra khỏi thị trường dần. Cộng đồng và mọi người vẫn còn tham gia vào thị trường trong giai đoạn này và vẫn hồ hỡi mua vào. Ít có tin tức nào cho biết thị trường sắp sửa bước vào xu hướng giảm thật sự và điều kiện kinh doanh chung dĩ nhiên vẫn cảm thấy tốt. Tuy nhiên, giá cổ phiếu bắt đầu giảm một tí và sự giảm giá bắt đầu chính thức diễn ra.
Trong khi thị trường giảm giá, người ta vẫn chưa tin rằng xu hướng giảm giá đã bắt đầu và mọi người vẫn cho là xu hướng tăng giá chính vẫn còn. Sau khi giảm kha khá, thì có sự tăng hồi trở lại. Sự tăng hồi này nhanh và mạnh. Thật ra đây chỉ là sóng tăng thứ cấp nằm trong lòng xu hướng giảm chính. Thế mà mọi người vẫn nghĩ là xu hướng chính vẫn còn và sẽ tăng ngày mạnh mẽ hơn.  Tuy nhiên sự tăng hồi lại này vẫn không vượt qua được đỉnh cao cũ. Đỉnh hồi lần này thấp hơn và bắt đầu quay ngược lại giảm tiếp và giảm sâu hơn lần giảm trước. Lúc này mọi người mới nhận ra xu hướng giảm nhưng xu hướng giảm thật sự đã đạt đỉnh và bắt đầu giảm trước đó.

Giai đoạn 2 của xu hướng giảm giá chính (giai đoạn giảm mạnh): 


Giống giai đoạn 2 của xu hướng tăng giá chính, xu hướng này thì ngược lại. Giai đoạn này giá sẽ giảm mạnh và điều kiện kinh doanh cũng giảm. Lợi nhuận giảm, doanh thu giảm. Do doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn, cắt lổ bắt đầu xảy ra.

Giai đoạn 3 của xu hướng giảm giá chính (giai đoạn đau khổ): 


Ở giai đoạn 3 này, tất cả mọi hy vọng đã tiêu tan và chứng khoán đã giảm rất nhiều. Giá trị bây giờ rất thấp, nhưng mọi người vẫn tiếp tục bán ra và mọi người vẫn tìm đường để bán ra và thoát khỏi thị trường cho bằng được. Tin tức thì luôn luôn xấu, nền kinh tế thì ảm đạm và chẳng tìm ra người mua. Thị trường vẫn tiếp tục giảm cho đến khi những tin xấu đã được đưa hết vào giá. Một khi cổ phiếu đã phản ảnh hết cái xấu thì giai đoạn này xem như kết thúc và chuẩn bị chờ đón xu hướng tăng chính.

CÁCH XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG CHÍNH:

Bước đầu tiên trong việc xác định xu hướng chính là xác định các xu hướng của từng chỉ số riêng rẻ. Điều này có nghĩa là chúng ta đi xác định xu hướng chính của các chỉ số như VNindex, HNXindex, thậm chí Dow Jones, Nikkei,…. Nếu tất cả các chỉ số riêng rẻ này đều nói lên cùng một hướng xu hướng chính giống nhau thì xu hướng chính đúng là như thế. Nếu tất cả đều cho thấy xu hướng chính đổi chiều, thì xu hướng chính thật sự đã đổi chiều. Chúng ta dùng đỉnh và đáy để phân tích tìm ra xu hướng chính cho từng chỉ số riêng rẻ. Nếu chỉ 1 xu hướng chính XYZ báo đảo chiều thì có thể xu hướng chính trước vẫn còn giữ vững và XYZ sẽ sớm quay trở lại xu hướng chính. Hoặc xu hướng XYZ báo đảo chiều sớm và đợi các xu hướng của các chỉ số khác cũng khẳng định đảo chiều thì lúc này mới thật sự đảo chiều xu hướng trên tất cả các chỉ số thị trường. Xu hướng chính tăng thì các đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước. Xu hướng chính giảm thì các đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước.
Một khi xu hướng đã được xác định, nó sẽ giữ vững cho đến khi xu hướng ngược lại được xác định. Một xu hướng chính giảm vẫn được giữ vững là xu hướng chính giảm cho đến khi xu hướng chính tăng được xác lập. Cách xác định xu hướng chính tăng giảm mời các bạn xem hình bên dưới.
 

CÁC CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG PHẢI ĐỒNG ĐIỆU:

Các chỉ số thị trường phải đồng điệu với nhau thì mới xác nhận được xu hướng. Ví dụ như VNIndex xác nhận xu hướng chính chuyển từ giảm sang tăng. Nhưng xu hướng chính HNXIndex vẫn chưa chuyển từ giảm sang tăng thì xem như xu hướng chính của VNIndex vẫn ở xu hướng chính là giảm. Dựa vào sự đồng điệu, chúng ta biết được đâu là xu hướng chính đã được đổi hay vẫn còn ở xu hướng cũ.
Chúng ta sẽ lấy ví dụ trực quan hơn, Theo lý thuyết Dow thì sẽ thấy VNIndex và HNX luôn đồng điệu, cùng lên, cùng giảm, cùng kết thúc sóng, cùng bắt đầu sóng mới ở các con sóng chính. Đôi khi cũng có sự lệch về thời gian bắt đầu và kết thúc sóng ở những con sóng thứ cấp như sóng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Thường VNIndex sẽ đi sớm hơn HNX-Index một tí. Nếu cả hai cùng đồng điệu, thì có thể khẳng định việc bắt đầu và kết thúc xu hướng. Mở rộng ra thì VNindex và HNX-Index phải cùng xu hướng chính với các chỉ số trung bình của các thị trường khác trên thế giới. Cùng xu hướng chính, và ở các xu hướng thứ cấp như ở các bước sóng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có thể có chút lệch pha trong một mức độ nào đó. Chính vì thế việc phân tích các sóng của các thị trường khác trên thế giới cũng như việc so giữa VNindex, HNX-index cũng như VN30 sẽ đưa ta một cái nhìn tổng quát để từ đó đi đến phân tích chi tiết dễ dàng hơn.

KHỐI LƯỢNG:

Ở xu hướng chính tăng: Khối lượng sẽ tăng khi giá tăng theo xu hướng chính. Trong thị trường tăng, khối lượng giao dịch sẽ ngày một nhiều hơn, và sẽ bị giảm lại vào giai đoạn điều chỉnh. Trong giai đoạn điều chỉnh của xu hướng chính tăng thì khối lượng sẽ giảm và người tham gia thị trường cũng giảm. Trong giai đoạn điều chỉnh thì thị trường cũng mờ mịt và ảm đạm.
Ở xu hướng chính giảm: Mỗi khi thị trường hồi lại thì khối lượng thường giảm. Khi thị trường lại tiếp tục giảm thì khối lượng tăng trở lại. Khi thị trường hồi lại thì người tham gia thị trường cũng ít lại.
Bằng việc nhìn khối lượng, chúng ta có thể đoán biết được xu hướng chính.
Mình đưa ra một ví dụ về trường hợp khối lượng, ở đây không phải là xu hướng chính giảm mà chỉ là xu hướng trung hạn giảm nhưng vấn đề khối lượng cũng nói lên được ở đây. Khi thị trường giảm khối lượng lại tăng, khi thị trường tăng khối lượng lại giảm, điều này báo hiệu nguy cơ đảo chiều sang giảm hoặc đang trong xu hướng giảm. 

ĐƯỜNG PHẠM VI MUA BÁN:

Có những đường ngang hình thành nên phạm vi mua bán. Trong phạm vi mua bán này cho thấy các chỉ số đi Sideways (đi ngang) trong một khoảng thời gian nhất định. Và khi đấy chúng ta có thể vẽ ra được những đường ngang đó bằng cách nối các đỉnh và các đáy. Những phạm vi mua bán như thế không cho biết rõ ràng là tích lũy hay phân phối, nhưng đến khi giá thật sự vượt lên hoặc vượt xuống khỏi phạm vi mua bán. Nếu vượt lên, thì phạm vi mua bán đó là tích lũy. Nếu vượt xuống thì phạm vi mua bán đó là phân phối. Trong vùng phạm vi mua bán thì không thể nhận định được tích cực hay tiêu cực cho đến khi phá vỡ để vượt khỏi phạm vi mua bán đó.
Tóm lại, những điểm đưa ra ở trên là những giả thuyết và những cơ sở lý thuyết của lý thuyết Dow.