Cuối cùng, trái với niềm tin lúc bấy giờ, những người cẩn trọng bắt đầu nhận ra rằng sự ngu ngốc này không thể kéo dài vĩnh viễn được! Giới quý tộc không còn mua những rặng hoa Tulip để trưng chúng trong vườn nhà nữa – mà thay vào đó họ tranh thủ bán chúng để kiếm lời từng xu một. Lúc bấy giờ, ai cũng có thể dự đoán được rằng những kẻ cuối cùng trong giới đầu cơ điên rồ này sẽ lỗ nặng nề trong tương lai gần.
Cuộc tháo chạy khủng khiếp
Khi sự lí trí trên bắt đầu lan tỏa, giá cả lao dốc kinh ngạc, và không bao giờ tăng trở lại nữa. Niềm tin biến mất; sự hoảng loạn toàn diện bao trùm giới thương gia.
Để mô tả sự hoảng loạn đó bằng một ví dụ cụ thể: Vào năm 1636, một nhà thương gia A đã đồng ý với B mua 10 cành Semper Augustus – loài hoa đắt nhất trong họ Tulip – với mỗi cành trị giá 4.000 florin, tổng cộng 40.000 florin (tương ứng 3,92 triệu USD ngày nay) sáu tuần sau ngày ký hợp đồng. Trong khi B đã sẵn sàng để giao hàng vào thời điểm dự kiến, A đã tháo chạy, bỏ tiền cọc thay vì nhận hàng hoặc thanh toán phần chênh lệch khi giá cành Semper Augustus giảm chỉ còn 300 – 400 florin, tức chỉ còn bằng 1/10 so với trước đó một tháng rưỡi. Hàng loạt các hãng buôn bán Tulip đồng loạt phá sản trên khắp Hà Lan.
Hàng trăm, hàng nghìn người – mà cách đấy vài tháng, thậm chí có cảm giác nghi ngờ về thứ gọi là “nghèo đói” ở đất nước giàu có này – chợt nhận ra phần lớn tài sản của họ nằm ở một vài cành hoa vô tri vô giác mà không ai muốn mua. Ngay cả khi họ chỉ bán với ¼ giá gốc ban đầu chỉ để cắt lỗ, cũng không có ai dám chịu rút hầu bao ra cả.
Cơn sốt hoa Tulip đến cũng nhanh rồi tàn cũng nhanh, nhưng hậu quả để lại thật khủng khiếp.
Sự khóc than, xô bồ, và hoảng sợ nổi lên khắp mọi nơi, và mỗi người bắt đầu đổ tội cho những “tên hàng xóm độc ác”. Họ cho rằng những kẻ này đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác, làm giàu cho bản thân và đầu tư phần lời vào bất động sản Anh Quốc hay những quỹ khác.
Những người khác thì, sau một thời gian ngắn, từ những kẻ vô danh trở thành giới quý tộc, nay đã trở về trạng thái cũ trong phút chốc.
Những thương gia giàu có trước đây nhiều người đã trở thành ăn mày lang thang ngoài đường.
Hàng loạt đại diện của tầng lớp trên của xã hội đau đớn nhìn tài sản của mình tiêu tan trong chớp mắt mà không thể nào cứu vãn được.
Khi hồi chuông cảnh báo đầu tiên lắng xuống, những người nắm giữ hoa Tulip đã tổ chức khá nhiều các buổi họp công chúng để cố gắng vực dậy niềm tin nơi cộng đồng. Mọi người đều đồng ý rằng nên cử đại diện từ mọi miền trở về Amsterdam và tìm kiếm sự giúp đỡ từ giới chức chính quyền. Chính phủ thay vì đưa ra biện pháp rõ ràng thì lại khuyến nghị các thương lái tự lập kế hoạch cho riêng mình. Trong bối cảnh đó, những lời than phiền và oán trách tuôn ra từ miệng của tất cả mọi người sau những buổi họp mặt náo loạn.
Cuối cùng, Sở giao dịch Amsterdam mới ra quyết định rằng tất cả những hợp đồng ký trước tháng 11/1636 – hay là thời điểm đỉnh cao của cơn sốt – sẽ được vô hiệu hóa cho người mua nếu người mua chịu trả 10% giá trị hợp đồng cho người bán. Tất nhiên, quyết định này chẳng đem lại chút hài lòng nào cho những thương gia nắm giữ những rặng hoa Tulip kể từ khi chúng cao ở mức 6.000 florin – nay chỉ còn ít hơn một phần mười giá trị.
Nhìn lại “Biểu đồ giá” này, ai cũng thấy sự sụp đổ của những thương nhân đã đặt niềm tin vào hoa Tulip kinh khủng đến mức nào.
Vấn đề cuối cùng cũng đã được đưa lên Hội đồng Cấp tỉnh tại Hague, và mọi người đều kỳ vọng rằng động thái tích cực này hoàn toàn có thể khôi phục lại lực cầu cho hoa Tulip. Song kỳ vọng luôn đi kèm với sự thất vọng, chẳng có bất cứ hành động nào được đưa ra. Sau ba tháng nghiên cứu trong khi giá cả sụt giảm từng ngày, các vị giới chức đã tuyên bố rằng họ không thể đưa ra quyết định cuối cùng cho đến khi nào có thêm thông tin. Tuy nhiên, họ khuyến nghị thương gia phải tự đấu giá lấy những lô hàng của mình ra công chúng. Hơn nữa, cũng chẳng có tòa án nào ở Hà Lan chịu đấu tố cho việc thanh toán giữa các bên. Cũng chẳng có vị trọng tài hay thẩm phán nào muốn tham gia, khi tất cả đều nghĩ rằng: nợ vay dựa trên sự “đánh bạc” ngu ngốc không phải là nợ vay trong luật pháp quy định.
Và như vậy, dấu chấm hết cho cơn sốt hoa Tulip huyền thoại được đặt ở đó. Tìm ra phương thức cứu chữa cho sự lao dốc hoàn toàn nằm ngoài khả năng của Chính phủ Hà Lan. Những kẻ nào kém may mắn đến mức vẫn còn lượng lớn hoa Tulip trên tay khi phản ứng trái chiều diễn ra sẽ bị bỏ mặc để tự nghiệm lại sự khờ dại của mình; còn những kẻ khôn ngoan chốt lời trước đó thì được cho phép giữ lại lợi nhuận. Song nền thương mại của cả quốc gia đã chịu một cú sốc nghiêm trọng – phải mất đến gần chục năm sau mới có thể khôi phục trở lại trạng thái lúc đầu.
Kết luận
Câu chuyện của tác giả Charles Mackay kết thúc ở đó, đọng lại biết bao cảm xúc bi hài và những bài học giá trị về một cơn sốt tài sản chưa bao giờ lạc hậu.
Bong bóng hoa Tulip luôn là bài học phải ghi nhớ của thị trường tài chính, nhất là trong bối cảnh thị trường cryptocurrency còn nhiều biến động như hiện nay.
Tựu trung lại, trước khi bỏ tiền vào một loại tài sản mới mẻ nào, nếu các nhà đầu tư cá nhân tự đặt ra cho mình 2 câu hỏi sau:
(1) Thứ tài sản đó có được xây dựng dựa trên một nền tảng vững chắc? Liệu nó có thực sự phục vụ cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn bằng giá trị thực của mình?
(2) Liệu mức giá của thứ tài sản đó có dựa trên các nhân tố cơ bản như lợi nhuận, lợi tức hay chỉ dựa trên sự đầu cơ điên rồ của đám đông?
Nếu tự đặt và tự trả lời được 2 câu hỏi trên, không khó để nhà đầu tư cá nhân có thể tránh được những cơn sốt tương tự trong tương lai gần, bởi vì như ngài triết gia George Santayana đã có một câu châm ngôn nổi tiếng:
Những kẻ mà không thể nhớ được lịch sử, thì sẽ buộc phải lặp lại nó.”
Kể từ khi chào đời cho đến nay, Bitcoin (BTC) đã trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm. Giai đoạn sụt giảm gần 80% giá trị hiện tại so với thời kỳ hoàng kim cuối năm 2017, có thể là dấu hiệu dự báo BTC sẽ tăng bật trở lại.
.
BTC vượt mức $4.000 lần đầu tiên trong tháng 2/2019
Sau khi đạp đổ mức giá $3.636 hồi đầu tuần này để đi lên, Bitcoin (BTC) vẫn loanh quanh dưới mức $4.000 trong 4 ngày gần đây. Tại thời điểm thực hiện bài viết, BTC được giao dịch với mức $4,165, tăng trưởng gần 5% trong 24h qua.
BTC vượt mức $4.000 lần đầu tiên trong tháng 2/2019
Theo số liệu thống kê từ Coinmarketcap, BTC được giao dịch nhiều nhất trên sàn BitMEX, khối lượng giao dịch trong 24h qua chạm mốc $1,92 tỷ. Hai sàn giao dịch xếp sau về khối lượng giao dịch BTC lần lượt là CoinBene ($415,90 triệu) và Bgogo ($291,68 triệu).
Bitcoin đã chạm đáy rồi
Roger Quantrillo là chuyên gia phân tích kỹ thuật trong lĩnh vực tiền mã hóa. Trang twitter cá nhân của ông đạt hơn 5.000 người follow trên khắp thế giới.
Quantrillo gần đây đã giải thích biến động giá Bitcoin từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2019 giống như sự phục hồi và sụp đổ của BTC trong chu kỳ thị trường trước đó. Cụ thể là, sau khi BTC vượt qua đường xu hướng tăng dài hạn, phải mất 434 ngàyđể đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới chạm đáy vào năm 2015.
Bitcoin: History doesn't repeat itself but it often rhymes.. Not exactly the same price action as 2014/15 but in terms of Time perfectly on Point! Take a minute ore two and take a closer look please..tell me what you think?... @crypToBanger#bitcoin#btc#btcusd#crypto
“Bitcoin: Lịch sử chắc chắn sẽ không lặp lại nhưng nó thường có vần điệu… Không hoàn toàn giống với biến động giá như năm 2014-2015 nhưng về mặt thời gian thì hoàn hảo tại thời điểm này! Hãy dành 1 hoặc 2 phút để xem xét kỹ hơn và nói cho tôi biết đều mà bạn nghĩ?”
Khi Bitcoin (BTC) thực sự chạm đáy ở mức $3.150 vào ngày 14/12/2018, điều đó có nghĩa là thị trường gấu đang diễn ra cũng phải mất 434 ngày để chạm đáy sau khi phá vỡ đường xu hướng tăng dài hạn.
Từ đó, Quantrillo đưa ra kết luận nếu chu kỳ trước lặp lại một lần nữa, BTC sẽ cần phải vượt qua mức $4.500 vào cuối năm 2019 để xác nhận thời điểm thị trường gấu trút hơi thở cuối cùng.
Thị trường tiền mã hóa hiện nay hao hao như năm 2015
Roger Quantrillo không phải là nhà phân tích duy nhất đưa ra sự tương đồng giữa mùa đông cryptocurrency hiện tại với mùa đông tiền mã hóa hồi năm 2014 và 2015.
Filb Filb, nhà phân tích kỹ thuật lão luyện, cũng lưu ý rằng có những điểm tương đồng đáng kinh ngạc của quá trình tiền-halvening giữa năm 2015 và 2019. Theo biểu đồ từ Filb, BTC có thể đã thiết lập mức đáy dài hạn ở mốc $3.150 vào giữa tháng 12, khi BTC nhanh chóng di chuyển dưới đường trung bình động.
Thú vị thay, một chuỗi các sự kiện tương tự đã xảy ra khi BTC tìm thấy đáy vào đầu năm 2015, khoảng 1,5 năm trước khi phần thưởng khối 2016 bị giảm. Nếu chu kỳ lặp lại, Bitcoin có thể sẽ bắt đầu phục hồi trong 441 ngày tiếp theo. Mức giá phục hồi có thể đạt đến $10.000 trước khi sự kiện halvening tiếp theo xảy đến.
Ngoài Quantrillo và Filb, chúng tôi còn ghi nhận thêm ý kiến phân tích của Alex Melen, một doanh nhân người Mỹ có niềm đam mê với tiền mã hóa, và Trader Jones, trader nổi tiếng trên công đồng Twitter.
Alex Melen lưu ý rằng Bitcoin đã chạm đáy lần cuối cùng khi BTC sụt giảm dưới đường trung bình động 50 và 200 ngày, tương tự với những gì đã xảy ra vào giữa tháng 11. Tương đồng quan điểm với Filb, Trader Jones bổ sung thêm chỉ số RSI và cấu trúc biểu đồ hiện tại tương tự như những gì đã xảy ra vào đầu năm 2015.
Ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 và là cựu chuyên gia ICO, hay còn gọi nôm na là “Thánh share kèo” John McAfee đã trở lại và quả quyết ngày mà giá Bitcoin sẽ đạt mức 1 triệu USD đúng như dự đoán của mình. Tuyên bố này xuất hiện chỉ một ngày sau khi Jesse Lund – Phó Chủ tịch bộ phận Blockchain của IBM – cũng tiên đoán con số giá 1 triệu Đô trong một tương lai… không gần.
Ai cũng có giấc mơ “một ngày nào đó”
Như chúng tôi đã đưa tin, khi được hỏi quan điểm về tương lai của Bitcoin, Jesse Lund từ IBM chia sẻ:
Tôi dự đoán giá Bitcoin sẽ đạt ngưỡng 1 triệu USD vào một ngày nào đó.”
Tuy vậy, ông giải thích mình thích con số này là vì:
Khi đó 1 Satoshi sẽ có giá trị ngang với 1 đồng xu.”
Jesse Lund của IBM dự báo giá Bitcoin sẽ đạt 1 triệu USD.
Đồng thời, Lund còn cho rằng nếu viễn cảnh này trở thành sự thật, thì vốn hoá thị trường hơn 20 nghìn tỉ USD chắc chắn sẽ thay đổi vĩnh viễn lĩnh vực tài chính toàn cầu.
Nhưng “một ngày nào đó” là mốc thời gian quá mơ hồ, và John McAfee đã xuất hiện để giúp công chúng tìm ra thời điểm cụ thể hơn.
Giá Bitcoin sẽ đạt 1 triệu USD khi…
Trong một tweet nhằm ngợi ca “sự thức tỉnh” của Jesse Lund trước chân lý rằng “Bitcoin sớm muộn gì cũng lên 1 triệu Đô”, John McAfee còn giúp vị cố vấn cấp cao của IBM xác định luôn cả thời điểm.
Chuyên gia an ninh mạng với phần mềm diệt virus McAfee nổi tiếng đã mạnh dạn quả quyết là ngày 31/12/2020.
People are waking up to the fact that Bitcoin will be $1,000 000. But when? "Someday". "Maybe 5 years". "WIthin a decade". I'm the only one giving you a hard date: Dec 31st, 2020.https://www.chepicap.com/en/news/7612/-btc-years …"will-be-1-million-someday-says-jesse-lund-vp-of-blokchain-at-ibm.html
Mọi người đang dần được thức tỉnh trước sự thật rằng Bitcoin sẽ lên $1.000.000. Nhưng khi nào? “Một ngày nào đó” ư? Hay “có thể là 5 năm nữa”? Hay là trong thập niên tới?
Chỉ có tôi mới có thể cho các bạn một mốc cụ thể: ngày 31/12/2020.”
Chắc hẳn công chúng vẫn còn nhớ đến tuyên bố hồi năm 2017 đầy hùng hồn cũng như thể hiện độ “ngông” của John McAfee rằng:
Trong dài hạn, giá Bitcoin sẽ đạt 500.000 USD trong vòng 3 năm tới. Nếu không, tôi sẽ tự ăn của quý của mình trên sóng truyền hình quốc gia.”
Dự báo giá Bitcoin đầy chất “ngông” của John McAfee.
Vậy mà khi được nhắc đến dự báo giá Bitcoin đó, John McAfee vẫn tự tin đó là một kèo cá cược duy nhất và: