Friday, September 1, 2023

Realms (LORD) là gì? Cơ sở hạ tầng về mảng game on-chain nổi bật trên StarkNet

Realms (LORD) là gì? Cơ sở hạ tầng về mảng game on-chain nổi bật trên StarkNet

 Realms được biết đến là một giao thức cơ sở hạ tầng dành cho mảng Game web3 đầu tiên trên Starknet. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết dự án Realms.

Real (LORD) là gì?
Real (LORD) là gì?

1. Realms (LORD) là gì?

Realms là một giao thức cơ sở hạ tầng dành cho mảng Game web3 được xây dựng trên Starknet, với mục tiêu là giảm thiểu các chi phí xây dựng cho các nhà phát triển dựa trên mô hình Play to Die.

Play to Die là mô hình mới cho mảng Game web3, với mô hình này các sản phẩm Game web3 hoạt động theo chương trình smart contract do đó NFT game trong Realms có thể dùng cho nhiều game khác nhau.

Mô hình Play to Die
Mô hình Play to Die

2. Sản phẩm của Realms

Hiện tại Realms có 2 game onchain chính đó là Realms: Eternum và Loot Survivor.

Hai game chính của Realms
Hai game chính của Realms

2.1. Realms Eternum

2.1.1. Realms Eternum là gì?

Realms Eternum là một game chiến thuật. Người chơi sẽ sử dụng những tài nguyên để xây dựng ra các tòa nhà, quân đội nhằm cải thiện và bảo vệ Vương quốc (Realm) của mình, đồng thời cướp tài nguyên từ những đế chế khác để mở rộng lãnh thổ.

Giao diện game Realms Eternum
Giao diện game Realms Eternum

Tất cả tài nguyên và tài sản được sở hữu trong trò chơi là các NFT, token có thể giao dịch được.

Realm Lord là chủ sở hữu đất của thế giới vĩnh cửu, đất cũng là tài sản sản chính, nơi các tài nguyên được sử dụng để mở rộng đế chế. Chủ nhân của các vương quốc sẽ đi chiến đấu, xâm lược các vương quốc khác để tích lũy tiền bạc, mở rộng lãnh thổ.

Trong Eternum có 8,000 Realm (lãnh thổ.). Mỗi một Realm có tối đa 7 đặc điểm trong 22 đặc điểm như: vàng, gỗ, đá…Giá trị của các Realm NFT sẽ tùy thuộc vào độ hiếm.

8000 Realms được mint theo thiết kế đen trắng (hiện đã được bán trên OpenSea và Lookrare), giai đoạn tiếp theo sẽ chuyển sang chế độ 3D

Bản đồ Realms sẽ chuyển thành 3D trong tương lai
Bản đồ Realms sẽ chuyển thành 3D trong tương lai

2.1.2. Tổng quan trò chơi

Sau khi có các tài nguyên (tạo hoặc mua từ AMM), bạn có thể bắt đầu xây dựng vương quốc riêng của mình:

Building: Các tòa nhà được xây dựng từ các nguyên liệu như gỗ và đá. Sự phân hủy của các tòa nhà phụ thuộc vào độ bền của nguyên liệu sử dụng. Mỗi tòa nhà sẽ phân hủy theo thời gian khác nhau, vì vậy người chơi cần thường xuyên bảo trì và củng cố chúng. Các tòa nhà quan trọng bao gồm: tòa quân sự (để bảo vệ vương quốc), tòa nông trại (để sản xuất thực phẩm), kho hàng (để lưu trữ hàng hóa), lương thực (để cung cấp thực phẩm cho cư dân và binh lính).

Food: Thực phẩm được sản xuất từ các tòa nhà nông trại và được sử dụng để cung cấp lương thực cho cư dân và binh lính. Thặc phẩm dư thừa có thể được giao dịch trên hệ thống AMM và trao đổi với các vương quốc khác.

Troops & Squads (Quân đội): Quân đội bao gồm các binh lính được sử dụng cho việc đột kích vào các vương quốc khác và để bảo vệ vương quốc của bạn. Mỗi binh lính sẽ có các chỉ số binh lực riêng biệt.

Raidings: Sau khi triệu tập quân đội, người chơi có thể bắt đầu cuộc đột kích vào các vương quốc khác. Nếu binh lính của bạn chiến thắng, bạn có thể nhận được 25% của kho tiền của vương quốc đó. Điều này đặt áp lực lên các vương quốc khác để bảo vệ kho tiền của họ khỏi những cuộc tấn công thường xuyên từ người chơi khác.

Goblin Towns (Thị trấn Goblin): Các vương quốc phải tiến hành đánh phá Goblin Town để nhận được phần thưởng bằng $LORD. Mỗi lần đánh phá sẽ tạo ra một Goblin Town với mức độ sức mạnh ngẫu nhiên.

Orders (Lệnh): Có tổng cộng 16 lệnh được tạo ra ngẫu nhiên trên Lootverse, mỗi lệnh bao gồm 500 vương quốc. Mục tiêu chính của việc tạo lệnh là tạo ra một liên minh giữa các vương quốc trong cùng lệnh. Các vương quốc trong cùng lệnh có thể tuyên chiến với các vương quốc thuộc lệnh khác. Điều này đặt ra yêu cầu về sự hợp tác giữa các lãnh chúa trong cùng lệnh để đối phó với các thách thức từ bên ngoài, làm cho cuộc chiến trở nên phức tạp hơn và đòi hỏi sự tập trung ngày càng cao.

Wonders (Kỳ quan): Toàn bộ Realmverse có 50 kỳ quan lan truyền khắp nơi. Đây là những công trình thần thoại độc đáo và đòi hỏi sự tôn trọng. Mỗi kỳ quan đều có sự độc đáo riêng trong nhiều khía cạnh khác nhau.

Relics (Thánh tích): Trên toàn bộ Realmverse có tổng cộng 8000 Thánh tích cổ xưa, mỗi vương quốc sẽ có một Thánh tích riêng. Người dân trong vương quốc tôn thờ Thánh tích này, và nếu Thánh tích bị đánh cắp, người dân sẽ mất tin tưởng vào lãnh đạo của bạn. Điều này đặt ra yêu cầu phải xây dựng một đội phòng thủ mạnh mẽ để bảo vệ Thánh tích của vương quốc.

Người chơi có thể giao dịch Realm NFT tại đây.

2.2. Loot Survivor

Loot Survivor là trò chơi đầu tiên sử dụng cơ chế Play to Die, thuộc thể loại game sinh tồn. Để tham gia vào Loot Survivor, người chơi cần có nhân vật đại diện trong game là Adventure NFT bằng cách mint token LORD với phí khoảng 10 USD.

Giao diện game Loot Survivor
Giao diện game Loot Survivor

Người chơi có thể tăng giá trị của Adventure NFT bằng việc hoàn thành các nhiệm vụ trong game, càng hoàn thành nhiều nhiệm vụ giá trị của Adventure NFT càng được gia tăng. Hiện tại game đang ở bản thử nghiệm.

3. Điểm nổi bật của Realms

Game có cốt chuyện: Không giống như các Game đã nổi trong trend gameFi lần trước, hai game trên Realms chú trọng hơn vào cốt truyện, nội dung mang tính dẫn dắt hơn. Người chơi không đơn thuần chỉ chơi game farm lấy token mà cần có kỹ năng và trải nghiệm của người chơi thực thụ.

Tận dụng công nghệ AA của StarkNet: Starknet sử dụng AA như Argent và Braavos, cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng so với sử dụng ví EOA.

Ví AA cho phép tạo “khóa phiên” nhằm tăng trải nghiệm của người chơi game một cách xuyên suốt, mạch lạc. Ví dụ khi bạn nhặt được vật phẩm trong game thay vì giao diện người dùng hiển thị ví yêu cầu bạn ký xác minhđể lưu lại vật phẩm lên chuỗi thì với ví AA các hành động vẫn được viết trên chuỗi, nhưng mọi vấn đề về UX đều được loại bỏ và việc tương tác với trò chơi cũng liền mạch như trong bất kỳ trò chơi trực tuyến nào khác.

Mô hình Play to Die: Các ứng dụng sử dụng mô hình Play to Die được tồn tại dưới dạng smart contract, nhằm giúp cho các phát triển tiết kiệm chi phí xây dựng, và giúp người chơi tận dụng được NFT, 1 NFT có thể chơi được trong nhiều game.

Áp dụng mô hình DAO: Dự án áp dụng mô hình DAO mang tên: Bibliotheca, giúp Realms mang tính phi tập trung. Người dùng có thể tự do đóng góp ý kiến thông qua quyền quản trị. Để tham gia DAO, người dùng cần nắm giữ Realms NFT. Bibliotheca DAO được tài trở bởi 2 nguồn chính:

  • Tiền bản quyền từ việc bán NFT trên thị trường thứ cấp (OpenSea & LookRare)
  • Grant từ Loot DAO, GitCoin, StarkWare.

4. Đội ngũ phát triển

Update.

5. Đối tác và nhà đầu tư

Realms có mối quan hệ với StarkWare, Cartridge, Briq…

Đối tác của Realms
Đối tác của Realms

6. Tokenomic

6.1. Thông tin token

  • Token name: Realms
  • Ticker: LORD
  • Blockchain: Ethereum
  • Token contract: 0x686f2404e77ab0d9070a46cdfb0b7fecdd2318b0
  • Token Type: Utility
  • Token Supply: 500,000,000 LORD

6.2. Vai trò của token

Vai trò của LORD
Vai trò của LORD
  • Là native token cho các ứng dụng, trò chơi của Realms.
  • Dùng để stake và làm phần thưởng trong game.
  • Phân phối treasury DAO.
  • Giao dịch trên các AMM.

6.3. Phân bổ token

Phân bổ token LORDS
Phân bổ token LORDS
  • Game Emission (57,5%): LORDS emission này sẽ phụ thuộc vào các hành động trong trò chơi, dự kiến sẽ mất ít nhất 7 năm để phân phối toàn bộ.
  • Bibliotheca DAO (22,5%): có thể được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào.
  • Develope Fund (5%): dùng để xây dựng, nâng cấp trò chơi.
  • Journey Contract (10%): phân phối cho early Realms holders.

7. Lộ trình phát triển

Lộ trình phát triển
Lộ trình phát triển

8. Kênh truyền thông của dự án

https://linktr.ee/BibliothecaDAO

9. Kết luận

Realms là một dự án cơ sở hạ tầng cho nền tảng gaming onchain hàng đầu trên StarkNet. Game trên Realms tập trung vào cốt chuyện và trải nghiệm người chơi thay vì click to earn như các game thế hệ đầu. Realms tận dụng được công nghệ AA của StarkNet giúp trải nghiệm người dùng trên game được liền mạch.

Trên đây là toàn bộ thông tin về dự án Realms mà Thegioitiendientu muốn cung cấp cho bạn. Khi trend gameFi trở lại, Realms sẽ là dự án đáng quan tâm trên StarkNet.

Sunday, July 9, 2023

Starknet Stack là gì? Bộ công cụ phát triển Appchains trên Starknet

Starknet Stack là gì? Bộ công cụ phát triển Appchains trên Starknet

 

1. Appchains là gì?

StarkNet Stack là gì?

Appchains là một loại chuỗi con (sidechain) hoặc một lớp smart contract trên một blockchain chính (mainchain). Nó được tạo ra để chạy các ứng dụng phi tập trung (dApps) hoặc smart contracts mà có thể yêu cầu một môi trường khác biệt với blockchain chính.

Octopus Network một dự án trong hệ sinh thái Near cũng phát triển hạ tầng để phát triển các dự án appchains, hay Polkadot với hệ sinh thái Parachain.

Appchains thường có thể được tuỳ chỉnh cho mục đích cụ thể, điều này giúp cải thiện hiệu suất và tốc độ của các ứng dụng trong khi vẫn duy trì mối liên quan với chuỗi chính. Điều này có lợi cho các dự án phức tạp và đòi hỏi mức độ linh hoạt cao trong việc quản lý các tài sản số và hợp đồng thông minh.

Vào ngày 19/7, Starknet cũng đã giới thiệu về Starknet Appchains trên twitter. Các Appchains này sẽ phát triển dự trên bộ cụ Starknet Stack.

2. Starknet Stack là gì?

Starknet Stack là một bộ khung cho việc phát triển các Appchain sử dụng công nghệ zk của Starknet. Sử dụng Starknet Stack, các Appchain có khả năng tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu cụ thể của họ.

Các Appchain của Starknet sẽ sử dụng công nghệ STARK proofs để đảm bảo tính bảo mật, và dùng ngôn ngữ Cairo của StarkWare để lập trình.

Ban đầu, các Appchain được xây dựng bằng Starknet Stack hoạt động ở Layer 2. Tuy nhiên, khi Starknet hoàn thiện công nghệ và cơ sở hạ tầng của Layer 3, các Appchain này sẽ có khả năng chuyển đổi lên Layer 3 và chạy trên mạng Layer 2 của Starknet. Không chỉ các Appchain, mà cả các mạng Layer 2 sử dụng công nghệ StarkEX cũng có thể tiến hóa thành Layer 3 trên Starknet Layer 2. Thậm chí trong tương lai, có thể xây dựng các Layer 4 trên các Layer 3 này.

Sơ đồ mô tả các Layer theo StarkWare
Sơ đồ mô tả các Layer theo StarkWare

Việc xây dựng các Appchain mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tốc độ nhanh hơn và phí giao dịch thấp hơn, nhưng vẫn bảo đảm tính bảo mật từ mạng Ethereum. Appchain giúp giảm áp lực và tắc nghẽn trên mạng lưới của Starknet. Đặc biệt, các Appchain có thể được điều chỉnh để phù hợp với các nhu cầu cụ thể.

Mặc dù Starknet không tương thích với mạng Ethereum Virtual Machine (EVM), nhưng các Appchain có khả năng điều chỉnh để tương thích với EVM. Điều này có ý nghĩa là Starknet vẫn có thể thu hút sự quan tâm và nguồn vốn từ các mạng EVM khác.

3. Starknet Stack và cuộc chiến layer 3

Layer 2 ra đời với mục đích cải thiện về khả năng mở rộng bao gồm tốc độ giao dịch và phí giao dịch trên Layer 1 mà ở đây là Ethereum.

Tuy nhiên, bản thân các Layer 2 vẫn tồn tại một số vấn đề như:

  • Lượng phí giao dịch đã rẻ hơn so với Ethereum tuy nhiên mức phí vẫn đạt ở mức cao so với phần đông người dùng mặc dù đã trải qua nhiều sự nâng cấp.
  • Các giao thức chuyên về Trading, NFT và Gaming cần một tốc độ nhanh hơn với lượng phí rẻ hơn rất nhiều so với các nền tảng Layer 2 hiện tại.

Đó chính là những lý do ra đời của Layer 3.

Về mặt công nghệ các dự án layer 2 đã sẵn sàng cho cuộc chiến Layer 3. Optimism có OP Stack, zkSync có cho mình zk StackArbitrum Orbit là vũ khí của Arbitrum thì Starknet cũng không đứng ngoài cuộc đua này với bộ công cụ Starknet Stack chuyên phát triển Appchains.

Điểm đặc biệt là các Appchain sử dụng bộ công cụ Starknet Stack có thể tinh chỉnh sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của dự án. Nếu một appchain có nhu cầu bảo mật cao thì có thể xây dựng trên Ethereum và chịu một số hạn chế khác. Còn nếu appchain cần tốc độ và khả năng mở rộng hơn thì có thể xây trên các Layer cao hơn. Càng là lớp cao thì tốc độ và khả năng mở rộng rất tốt nhưng bảo mật thì chắc chắn không như Layer 1.

Appchain của zk Stack không chỉ dừng lại ở layer 3 mà còn là tầm nhìn cho một thị trường Mass Adoption với Layer 4, Layer 5 hoặc hơn nữa.

4. Ưu nhược điểm của Starknet Stack

Ưu điểm:

  • Phát triển Layer 3 và Layer 4: Starknet Stack tập trung vào thúc đẩy sự phát triển của Layer 3 và Layer 4, điều này giúp giảm phí giao dịch, tăng tốc độ xử lý và khả năng mở rộng của hệ thống.
  • Tùy chỉnh cao: Các Appchain được xây dựng bằng Starknet Stack có khả năng tùy chỉnh cao, giúp chúng phù hợp với từng ứng dụng phi tập trung (dApp) cụ thể, đáp ứng được các yêu cầu riêng của từng dự án.
  • Mang giá trị cho Layer 2: Sự phát triển của các Appchain mang lại nhiều giá trị cho Layer 2 của Starknet, giúp nâng cao hiệu suất và tính cạnh tranh của nền tảng.

Nhược điểm:

  • Thiếu công nghệ cầu nối: Hiện chưa có công nghệ cầu nối để kết nối các Appchain một cách liền mạch. Điều này có thể tạo ra sự cô lập giữa các Appchain và hạn chế khả năng tương tác giữa chúng.
  • Thiếu tầm nhìn đa chuỗi: Starknet Stack tập trung chủ yếu vào khả năng phát triển của các Appchain, không tập trung vào việc xây dựng các giải pháp đa chain trong tương lai như Superchain hay Hyperchain.
  • Rào cản về ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ lập trình Cairo còn khá mới và xa lạ đối với các nhà phát triển, cần có thời gian và tài nguyên để nghiên cứu học hỏi.

4. Kết luận

Cuộc chiến layer 3 mới chỉ bắt đầu, Starknet tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng cho các dApp và Appchain đây cũng là thị trường ngách để giúp Starknet cạnh tranh với các đối thủ khác.

Hi vọng trong thời gian tới Starknet với Starknet Stack sẽ có những cải tiến tích cực để thu hút thêm người dùng và dòng tiền về hệ sinh thái.

Thursday, June 1, 2023

StarkNet Foundation là gì? Vai trò của StarkNet Foundation trong việc phát triển Starknet

StarkNet Foundation là gì? Vai trò của StarkNet Foundation trong việc phát triển Starknet

 Nhiều bạn đọc thông tin tokenomic của StarkNet thắc mắc StarkNet Foundation là gì sao lại nhận được 50,1% nguồn cung Token ban đầu. Trong bài viết này, chúng ta cùng hiểu về tổ chức này và vai trò của StarkNet Foundation trong việc phát triển StarkNet.

StarkNet Foundation là gì


1. StarkNet Foundation là gì?

StarkNet Foundation là một tổ chức độc lập được thành lập vào tháng 11/2022 sẽ hỗ trợ việc xây dựng và phát triển StarkNet.

StarkNet Foundation ra đời nhằm thúc đẩy và duy trì StarkNet như một sản phẩm công cộng (public good). StarkNet Foundation, cùng với một nhóm bao gồm các nhà phát triển độc lập, các công ty khởi nghiệp, người dùng và công chúng nói chung sẽ luôn được tự do sử dụng và cải tiến StarkNet cho các mục đích của riêng họ. Và vì lợi ích của bất kỳ ai muốn tương tác và giao dịch một cách an toàn thông qua nó.

The Foundation độc lập và tự do đảm nhận bất kỳ vị trí nào mà nó chọn liên quan đến StarkNet. Các quyết định sẽ được đưa ra bởi số đông, trong các quyết định mà thành viên hội đồng có xung đột lợi ích, the Foundation sẽ yêu cầu các thành viên đó không tham gia cuộc bỏ phiếu.

2. Tại sao StarkNet Foundation ra đời?

StarkNet Foundation ra đời nằm trong kế hoạch nhằm phi tập trung hóa StarkNet. Như mọi người đã biết, StarkNet là dự án chịu sự giám sát của công ty StarkWare. Việc ra mắt StarkNet Foundation sẽ giúp mạng lưới StarkNet trở nên phi tập trung và giảm sức ảnh hưởng của StarkWare đến blockchain StarkNet.

StarkNet Foundation sẽ được phân bổ 5.01 tỷ token Starknet $STRK, tương ứng với 50.1% tổng cung ban đầu là 10 tỷ $STRK để đảm bảo tài nguyên mạng được triển khai hiệu quả, nhằm hướng tới các mục tiêu sau:

  • Duy trì và bảo mật của StarkNet như một sản phẩm công cộng (public good)
  • Tiếp tục phát triển và mở rộng mạng lưới
  • Hỗ trợ văn hóa cộng tác giữa các nhà phát triển

3. Các thành viên trong StarkNet Foundation

StarkNet Foundation gồm bảy thành viên sẽ điều hành the Foundation. Các thành viên này đều có những kỹ năng cũng như kinh nghiệm đáng kể để hỗ trợ cho the Foundation trong tương lai:

Andrew McLaughlin: Andrew McLaughlin, nguyên phó giám đốc công nghệ của Hoa Kỳ, cũng từng là phó chủ tịch kiêm giám đốc chính sách của ICANN.

GS Eli Ben-Sasson: GS Eli Ben-Sasson là một nhà toán học và nhà khoa học máy tính, cũng là chủ tịch và đồng sáng lập StarkWare. Anh còn nổi tiếng với việc đồng sáng chế các giao thức STARK, FRI và Zerocash, cũng như là một trong những người sáng lập của Zcash.

Eric Wall: Eric Wall là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực blockchain và nổi tiếng với việc tiếp tục vạch trần những sai sót hệ thống trong các dự án tiền điện tử nổi tiếng. Anh cũng đã là cố vấn về tiền điện tử cho Tổ chức Nhân quyền Nhân loại (Human Rights Foundation) và từng giữ vị trí giám đốc đầu tư tại Arcane Assets.

Heather Meeker: Heather Meeker là một luật sư đã từng đoạt giải thưởng, với chuyên môn trong lĩnh vực phần mềm mã nguồn mở. Cô là tác giả của cuốn sách 'Open Source for Business,' và hiện là đối tác tại OSS Capital, cũng như là cố vấn pháp lý cho StarkWare.

GS Shubhangi Saraf: GS Shubhangi Saraf là một nhà toán học và nhà khoa học máy tính. Cô đã đóng góp quan trọng cho công nghệ STARK proofs và là một phó giáo sư tại Đại học Toronto. Cô cũng đảm nhiệm vai trò cố vấn khoa học cho StarkWare.

Tomasz Stańczak: Tomasz Stańczak là một nhà phát triển blockchain và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng Ethereum. Anh cũng là người sáng lập Nethermind, một trong những nền tảng quan trọng cung cấp cơ sở hạ tầng cho Ethereum và StarkNet..

Uri Kolodny: Uri Kolodny là một doanh nhân, giám đốc điều hành và đồng sáng lập StarkWare. Trước StarkWare, ông đã đồng sáng lập nhiều công ty phát triển các sản phẩm công nghệ, bao gồm sợi quang học và công cụ trực quan hóa dữ liệu.

Andrew và Heather đóng góp thông tin đáng tin cậy từ các dự án mã nguồn mở và sản phẩm công cộng (public good). Heather nổi tiếng với việc ủng hộ việc cấp phép phần mềm miễn phí. Andrew là một nhân vật quan trọng trong nhiều năm phục vụ tại ICANN, tổ chức đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình Internet trong những năm đầu tiên. Quy trình dựa trên cơ chế đồng thuận từ cơ sở sẽ giúp Starknet thực hiện các mục tiêu của Web3.

Hội đồng quản trị cũng có kinh nghiệm đáng kể về tiền điện tử trên nhiều blockchain khác nhau. Tomasz đã tham gia vào việc phát triển các thành phần cốt lõi của Ethereum, và cụ thể là của StarkNet. Eli là một trong những người sáng lập Zcash và sau đó đã đóng góp cho công nghệ zk-STARK cho StarkNet. Andrew hiện là thành viên trong hội đồng quản trị của Electric Coin Company, công ty phát triển và hỗ trợ công nghệ Zcash.

Hội đồng quản trị có những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và điều hành từ Tomasz và Uri. Họ cũng có kiến thức chuyên sâu về khoa học máy tính và toán học, đặc biệt là về công nghệ STARKs từ Shubhangi và Eli. Ba thành viên trong hội đồng quản trị, gồm Tomasz, Uri và Eli, đã có sự đóng góp lớn vào việc phát triển StarkNet.

Tất cả các thành viên trong hội đồng đều hướng tới mục tiêu của họ dựa trên niềm tin của họ. Eric thậm chí đã từ bỏ vị trí quản lý cấp cao tại Cinnober, một công ty thuộc sở hữu của Nasdaq, khi anh đứng trước việc tham gia vào thị trường tiền điện tử mà anh tin là quan trọng.

4. Vai trò của StarkNet Foundation trong việc phát triển StarkNet

StarkNet Foundation sẽ giúp StarkNet trở nên phi tập trung, giảm bớt sức ảnh hưởng của StarkWare đến blockchain này:

  • Thúc đẩy cộng đồng: StarkNet Foundation đặt mục tiêu xây dựng một môi trường mà các thành viên trong cộng đồng có thể tham gia và đóng góp. Việc phát triển cơ sở hạ tầng, công cụ và ứng dụng giúp cung cấp một nền tảng cho các nhà phát triển để tạo ra các ứng dụng phi tập trung. StarkNet cũng tạo điều kiện cho cộng đồng phát triển thông qua các dự án và hỗ trợ.
  • Mở rộng cộng đồng: StarkNet Foundation đặt sứ mệnh giáo dục về công nghệ của mình, cung cấp tài liệu học tập và hỗ trợ kỹ thuật để giúp nhà phát triển nắm vững StarkNet. Việc cung cấp giáo dục và hỗ trợ giúp mở rộng cộng đồng bằng cách đào tạo những người mới về StarkNet và thúc đẩy sự quan tâm đến nó.
  • Giám sát sự phát triển: StarkNet không chỉ phát triển công nghệ mà còn theo dõi và thúc đẩy nghiên cứu trong lĩnh vực blockchain và công nghệ STARK. Điều này giúp mạng luôn cập nhật với những phát triển mới và tiến bộ trong ngành.
  • Gia tăng tính phi tập trung: Foundation không chỉ tạo ra một mạng phi tập trung mà còn duy trì và cải tiến các cơ chế quản trị để đảm bảo sự phi tập trung. Việc chứng minh trạng thái phi tập trung của mạng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì tính an toàn và minh bạch của nó.

Vào tháng 3 năm nay, StarkNet Foundation cũng đã tiến hành bỏ phiếu lần đầu tiên về việc ra mắt một bản nâng cấp tiềm năng cho giao thức mang tên Starknet Alpha v0.11.0.

Bỏ phiếu quản trị đầu tiên của StarkNet Foundation
Bỏ phiếu quản trị đầu tiên của StarkNet Foundation

5. Kết luận

Như vậy StarkNet Foundation là một tổ chức giúp định hướng StarkNet phát triển, kiểm duyệt và thông qua các đề xuất liên quan tới StarkNet. Hội đồng của StarkNet Foundation là những người ưu tú trong lĩnh vực của họ, với kinh nghiệm của mình StarkNet Foundation sẽ chèo lái tương lai của StarkNet.

Thursday, March 16, 2023

Đâu là điều kiện cần và đủ để hệ sinh thái StarkNet bùng nổ?

Đâu là điều kiện cần và đủ để hệ sinh thái StarkNet bùng nổ?

 StarkNet là dự án layer 2 phát triển khá sớm từ năm 2021, tuy nhiên so với các layer 2 khác như Arbitrum, Optimism hay zkSync thì StarkNet đang có vẻ yếu thể hơn. Vậy dự án StarkNet hiện tại đang như nào? StarkNet cần những điều kiện gì để hệ sinh thái bùng nổ. Hãy cùng Thegioitiendientu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Điều kiện để StarkNet bùng nổ?


Trước khi tìm hiểu về StarkNet, chúng ta sẽ tìm hiểu vòng đời của dự án crypto, đâu sẽ là thời điểm tăng trưởng của một dự án.

1. Vòng đời của dự án crypto

Vòng đời của dự án crypto
Vòng đời của dự án crypto

Vòng đời dự án crypto, giống như vòng đời của bất kỳ dự án công nghệ nào khác, bao gồm một loạt các giai đoạn từ khi dự án được hình thành đến khi nó đạt được mục tiêu hoặc tiếp tục phát triển.

Vòng đời 1 dự án crypto thường sẽ ngắn hơn so với các dự án truyền thống, có thể tóm gọn vòng đợi dự án crypto qua 5 giai đoạn chính: Chuẩn bị, tung sản phẩm, tăng trưởng, bão hòa, suy thoái.

1.1. Giai đoạn chuẩn bị

Giai đoạn này bắt đầu khi một nhóm hoặc cá nhân có ý tưởng về một dự án crypto mới. Trong giai đoạn này, họ có thể tiến hành nghiên cứu ban đầu để đảm bảo rằng ý tưởng của họ là khả thi.

Nếu dự án khả thi, họ sẽ cần sự hỗ trợ tài chính từ các nguồn đầu tư hay sự quan tâm từ cộng đồng. Đây là lúc dự án gọi vốn từ các quỹ đầu tư hoặc cộng đồng. Hoặc có thể tham gia một cuộc thi về blockchain để gây tiếng vang và nhận được tài trợ.

Về mặt sản phẩm dự án sẽ tung ra sản phẩm testnet, list token một số sàn cex hoặc dex. Về hoạt động marketing sẽ có các thông cáo báo chí về dự án như về thông tin gọi vốn, list sàn….

Thông báo LayerZero được Binance Labs và Multicoin đầu tư vòng Series
Thông báo LayerZero được Binance Labs và Multicoin đầu tư vòng Series

Đối với dự án có token, giá token thường biến động bơm thổi theo tin tức.

1.2. Giai đoạn tung sản phẩm

Giai đoạn này dự án thường sẽ tung ra sản phẩm mainnet. Đối với hệ sinh thái sẽ có mảnh ghép quan trọng xuất hiện như bridge, oracle, dex, lending…

Ví dụ các mảnh ghép của hệ sinh thái LayerZero
Ví dụ các mảnh ghép của hệ sinh thái LayerZero

Đây cũng là giai đoạn mà dự án, hệ sinh thái tung tin ký kết hợp tác với các đối tác mới, các dự án nền tảng sẽ lập quỹ hỗ trợ phát triển hệ sinh thái. Ví dụ vào ngày 25/10/2021 Near thành lập quỹ hỗ trợ phát triển hệ sinh thái trị giá $800M.

Near Protocol thành lập quỹ phát triển hệ sinh thái trị giá $800M
Near Protocol thành lập quỹ phát triển hệ sinh thái trị giá $800M

Hay gần đây nhất là Arbitrum tổ chức chương trình Short Term Incentive Program (STIP) để trao 50 triệu ARB cho các dự án quan trọng và tiềm năng trong hệ.

Chương trình Short Tearm Incentive Program của Arbitrum
Chương trình Short Tearm Incentive Program của Arbitrum

Trong giai đoạn này giá token sẽ biến động tăng theo tin tức. Sau khi ra tin quỹ hỗ trợ hệ sinh thái $800M được thành lập, giá Near đã tăng gần 30% ngay sau đó. Arbitrum cũng tăng trưởng 10% ngay sau khi ra tin chương trình STIP. Trong thị trường uptrend các tin thông báo quỹ hỗ trợ giá sẽ chạy tốt hơn so với thị trường downtrend.

Giá Near tăng gần 30% sau khi ra tin quỹ hỗ trợ hệ sinh thái $800M
Giá Near tăng gần 30% sau khi ra tin quỹ hỗ trợ hệ sinh thái $800M
Giá $ARB tăng trưởng 10% sau khi ra quỹ STIP
Giá $ARB tăng trưởng 10% sau khi ra quỹ STIP

1.3. Giai đoạn tăng trưởng

Giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn sôi động nhất đối với dự án và hệ sinh thái crypto. Các dự án giai đoạn này đã tương đối hoàn thiện và hệ sinh thái đã đẩy đủ các mạnh ghép quan trọng.

Trong giai đoạn này, người dùng sẽ chứng kiến các hoạt động marketing rầm rộ của các dự án, các sản phẩm có APY cao để thu hút người dùng sử dụng sản phẩm khiến TVL của dự án tăng, dòng tiền được đổ vào hệ sinh thái.

Giá token trong giai đoạn này có sự tăng trưởng bền vững và dễ lập ATH.

Để dễ hình dung, bạn hãy xem ví dụ về dự án Near trong mùa trước. Giai đoạn từ tháng 4/2022 trở đi, dự án Near hoàn thiện các mảnh ghép quan trọng cuối cùng của dự án như dự án Aurora, cầu nối Rainbown giúp Near tương thích với máy ảo EVM, dự án Octopus giúp Near mở rộng hệ sinh thái appchains, và tung ra đồng stablecoin thuật toán USN.

Trong thời điểm đó Near xuất hiện mọi kênh truyền thông, các dự án tung bài APY cao thu hút người dùng khóa tải sản để tham gia defi, TVL của hệ đã đạt đỉnh và giá Near cũng đã đạt ATH 20$.

Near đạt TVL cao nhất mọi thời đại
Near đạt TVL cao nhất mọi thời đại

Trong giai đoạn tăng trưởng này tâm lý đám đông hưng phấn nhất, niềm tin vào dự án đạt đỉnh, sẽ kì vọng dự án còn tăng trưởng nữa.

1.4. Bão hòa

Sau giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn bão hòa. Ở giai đoạn này sẽ chứng kiến nhà đầu tư lớn rút dần lợi nhuận khiến TVL dự án giảm. Dự án tiếp tục phát triển và thu hút sự chú ý từ nhiều người đầu tư mới, những người không tham gia vào giai đoạn đầu của dự án.

Về công nghệ, các phát triển công nghệ tiếp tục để đảm bảo tính bảo mật, tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng của dự án. Các dự án trong hệ sinh thái vẫn phát tiếp tục phát triển nhưng không bùng nổ như giai đoạn tăng trưởng.

Về marketing, các dự án crypto có thể bắt đầu hợp tác với các công ty và tổ chức lớn hơn trong ngành truyền thống, chẳng hạn như tài chính hoặc chuỗi cung ứng.

Về giá token có sự biến động chủ yếu là đi ngang giảm dần.

1.5. Suy thoái

Giai đoạn suy thoái của dự án crypto diễn ra khi dự án đã trải qua giai đoạn phát triển và bão hòa, sau đó giảm sự quan tâm và chấp nhận từ cộng đồng và thị trường. Giai đoạn này thường xảy ra trong giai đoạn thị trường trong downtrend.

Cộng đồng và nhà đầu tư mất đi sự quan tâm vào dự án. Số lượng tin tức, dự án mới và hoạt động trong cộng đồng giảm đi đáng kể. Twitter của dự án thể hiện rõ nhất điều này, các bài tweet thưa dần, lượng tương tác bài tweet cũng ít đi.

Đội ngũ phát triển dự án có thể đối mặt với sự tổn thất trong nội bộ, xuất hiện xung đột và bất đồng quan điểm về hướng đi của dự án. Có thể xảy ra cải tổ lại đội ngũ hoặc giảm số lượng nhân sự.

Làn sóng cắt giảm nhân sự trong năm 2022
Làn sóng cắt giảm nhân sự trong năm 2022

Trong giai đoạn này, dự án có thể gặp sự cố bảo mật hoặc tấn công, gây tổn thất lớn cho nhà đầu tư và cộng đồng.

Về đường giá token có xu hướng giảm là chính. Token của dự án có thể bị gỡ khỏi các sàn giao dịch lớn, gây khó khăn trong việc mua bán và thanh khoản. TVL của hệ sinh thái bị rút đang kể, có thể chia 10 từ ATH là chuyện bình thường.

Như vậy giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn bùng nổ nhất của dự án crypto. Để đến được giai đoạn này, dự án và hệ sinh thái cần đầy đủ các yếu tố về nguồn lực nhân sự, nguồn vốn, độ hoàn thiện sản phẩm, hệ sinh thái có đầy đủ các mảnh ghép quan trọng để sẵn sàng thu hút dòng tiền. Khi mọi thứ sẵn sàng, chỉ cần có dòng tiền mới đổ vào, dự án và hệ sinh thái chắc chắn sẽ bùng nổ.

2. Đâu là điều kiện cần và đủ để hệ sinh thái StarkNet bùng nổ?

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu vòng đời của dự án crypto, vậy dự án StarkNet đang ở giai đoạn nào? Đâu là điều kiện cần và đủ để hệ sinh thái bùng nổ? Để xác định rõ chúng ta hãy xem StarkNet đã có những gì và diễn biến thế nào trong thời gian vừa qua.

2.1. Thành lập dự án, gọi vốn

StarkNet được phát triển bởi công ty công nghệ StarkWare. StarkNet ra đời với mục đích là giải pháp layer 2 mở rộng cho mạng lưới Ethereum với công nghệ Zk Rollup.

Kể từ năm 2018 đến nay StarkWare đã kêu gọi được $282.5M qua 7 vòng gọi vốn từ 33 nhà đầu tư.

Các vòng gọi vốn của StarkWare và StarkNet
Các vòng gọi vốn của StarkWare và StarkNet

Như vậy StarkNet đã hoàn thiện vòng gọi vốn với số tiền tương đối lớn để phát triển dự án. Xét theo vòng đời dự án crypto thì StarkNet đã qua giai đoạn chuẩn bị và sẵn sàng bước vào giai đoạn tiếp theo.

2.2. Cập nhật về kỹ thuật, công nghệ

Ở trên chúng ta đã tìm hiểu về tình hình gọi vốn của StarkNet, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về mặt sản phẩm của dự án qua những đợt cập nhật kỹ thuật, công nghệ.

Cập nhật về kỹ thuật, công nghệ của StarkNet từ năm 2022 đến tháng 9/2023
Cập nhật về kỹ thuật, công nghệ của StarkNet từ năm 2022 đến tháng 9/2023

StarkNet vẫn trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, cải thiện trải nghiệm người dùng. Mục tiêu trong 2023, StarkNet hướng đến là cải thiện thông lượng và độ trễ, giảm chi phí giao dịch, rút gọn các block và cải thiện thời gian tạo block để tăng tốc độ giao dịch.

Trong 2022, StarkNet đã có cầu nối StarkGate Alpha, cầu nối này khá quan trọng cho một hệ sinh thái mới sẽ giúp dòng tiền từ Ethereum dễ dàng chuyển dịch qua StarkNet.

Công nghệ AA của StarkNet là thế mạnh của layer 2 này cạnh trạnh với các đối thủ khác về mặt tiếp cận người dùng. Tìm hiểu thêm về Starknet Account Abstraction là gì?

Về mặt mở rộng hệ sinh thái, StarkNet có tầm nhìn mở rộng hệ sinh thái Layer 3. Đầu năm 2023, StarkNet đã ra mắt StarkNet Stack đây là công nghệ giúp các nhà phát triển dễ dàng triển khai Appchain trên StarkNet.

Có một điểm yếu của StackNet đó là khả năng tương thích với máy ảo EVM, đó là lý do các dự án trên Ethereum chưa mở rộng sang StackNet. Cairo là ngôn ngữ lập trình mới dev cần có thời gian để học, trong tương lai nếu StackNet có công nghệ giúp tương thích EVM thì chắc chắn hệ sinh thái StakNet sẽ mở rộng một cách nhanh chóng.

2.4. Cập nhật về hệ sinh thái

Hiện tại, hệ sinh thái của StarkNet hiện vẫn còn khá mới mẻ khi mà các dự án chỉ đang trong giai đoạn testnet là nhiều, đây là giai đoạn vàng cho anh em cày retroactive.

Hệ sinh thái StarkNet
Hệ sinh thái StarkNet

Mặc dù còn sơ khai, nhưng StarkNet có tiềm năng phát triển rất lớn khi danh mục sản phẩm của hệ sinh thái này vô cùng đa dạng bao gồm DeFi, Wallet, Infrastructure, Gaming/NFT…

TVL của StarkNet còn đang thấp so với tiềm năng của dự án, hiện đang đứng thứ 6 trong các dự layer 2 với TVL là $128M.

TVL của StarkNet
TVL của StarkNet

2.5. Cập nhật về tokenomic

Tháng 7/2022, lần đầu tiên token của StarkNet được giới thiệu với cộng đồng.

Tokenomic của StarkNet
Tokenomic của StarkNet

Theo kế hoạch ban đầu, 29/11 tới StarkNet sẽ có đợt unlock token đầu tiên. Đây là đợt unlock token grant cho các Dapp trong hệ sinh thái. Gần đây, StarkNet đã thông báo dời lịch unlcok token này sang quý 1/2024.

Động thái này cho thấy, dự án chưa sẵn sàng cho việc ra mắt token, một phần là công nghệ của StarkNet chưa hoàn thiện, một phần là thị trường hiện tại chưa ủng hộ cho việc ra mắt token.

2.6. Đâu là điều kiện cần và đủ để hệ sinh thái StarkNet bùng nổ?

Với các thông tin dữ liệu trên ta thấy StarkNet đang ở thời điểm cuối giai đoạn tung sản phẩm và chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng.

StarkNet đã có những bước chuẩn bị về nguồn lực, nguồn vốn bởi đội ngũ StarkWare. Về công nghệ, StarkNet có công nghệ rollup, ngôn ngữ Cairo để phát triển layer 2 mở rộng cho Ethereum.

StarkNet là dự án đi đầu trong công nghệ AA hiện nay, ví AA sẽ là cửa ngõ đầu tiên để người dùng dễ dàng đến với thế giới web 3. StarkNet cũng có tầm nhìn layer 3, công nghệ StackNet Stack giúp StarkNet mở rộng hệ sinh thái apchains.

Với những sự chuẩn bị trên vẫn là chưa đủ để StarkNet có thể bùng nổ được. Dự án StarkNet cần có những yếu tố sau để có thể tăng trưởng mạnh:

  • Hoàn thiện các mảnh ghép xương sống: Các dự án xương sống như dex, lending, nft, launchpad đóng vai trò quan trọng trong một hệ sinh thái, giúp thu hút và giữ lại dòng tiền trong hệ sinh thái.
  • Tương thích EVM (Ethereum Virtual Machine): StarkNet hiện chưa tương thích với EVM, các dự án native trên Ethereum không thể mở rộng sang StarkNet được điều này làm cho StarkNet mất đi những dapp đã sẵn có và mất đi một tệp người dùng. Sự tương thích với EVM có thể giúp StarkNet thu hút các dự án và nhà phát triển từ hệ sinh thái Ethereum chuyển đổi dễ dàng sang sử dụng StarkNet. Điều này có thể giúp mở rộng cộng đồng và ứng dụng sử dụng nền tảng này.
  • Tốc độ giao dịch, giảm phí giao dịch: Tốc độ giao dịch và phí giao dịch hiện tại của StarkNet còn khá chậm và đắt so với Optimism, Arbitrum. Điều này là rào cản đến người dùng đến với StarkNet, hi vọng các bản cập nhật tiếp theo StarkNet sẽ cải thiện được vấn đề này.
  • Cuộc thi Hackathon: Các cuộc thi Hackathon có thể giúp thu hút sự quan tâm của các nhà phát triển và giúp họ khám phá và phát triển ứng dụng sử dụng StarkNet. Điều này có thể giúp các nhà lập trình biết đến ngôn ngữ Cairo, xây dựng các ứng dụng đa dạng trên nền tảng này.
  • Chương trình hỗ trợ hệ sinh thái: Một chương trình hỗ trợ cho hệ sinh thái StarkNet, bao gồm việc cung cấp tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật, có thể giúp dự án và nhà phát triển có điều kiện tốt hơn để phát triển và đóng góp vào nền tảng. Với hỗ trợ này, các dapp có thể cải thiện được vấn đề thanh khoản và sẵn sàng tung ra các chương trình APY cao thu hút tvl về hệ sinh thái.
  • Dapp chất lượng: Để thu hút người dùng, StarkNet cần có các ứng dụng phân tầng (Dapp) chất lượng. Những Dapp hấp dẫn, an toàn và hữu ích có thể tạo lý do cho người dùng chuyển đổi sang StarkNet.
  • Cầu nối với các blockchain khácStarkNet cần cầu nối với các hệ thống blockchain khác. Điều này giúp mở rộng phạm vi và tăng cường tính tương tác. Các cầu nối sẽ giúp người dùng dễ dàng chuyển tài sản vào hệ sinh thái StarkNet.
  • Sàn CEX hỗ trợ mạng StarkNet: Việc các sàn CEX hỗ trợ nạp rút tài sản qua mạng ETH, giúp người dùng dễ dàng chuyển giao tải sàn lên StarkNet mà không cần Bridge. Điều này giúp cho StarkNet dễ dàng đón nhận dòng tiền từ người chơi hệ CEX.
  • Marketing: Marketing đóng vai trò rất quan trọng để một blockchain được nhiều người biết đến, StarkNet cần có chiến lược Marketing bài bản để nhiều người biết đến StarkNet và thu hút được thêm nhà đầu tư, nhà phát triển dự án chất lượng.

Một khi StarkNet đã hoàn thiện về công nghệ và sản phẩm, hệ sinh thái hoàn thiện các mảnh ghép quan trọng là đã sẵn sàng tung ra các chiến lược marketing để đáp ứng dòng tiền và người dùng đổ vào hệ sinh thái. Nếu hạ tầng chưa đáp ứng, người dùng rất dễ dàng bỏ đi và tìm đến blockchain khác.

4. Kết luận

StarkNet trong thời gian vừa qua đã có những bản cập nhật công nghệ nhưng không quá nổi bật, hệ sinh thái StarkNet đã có những cái tên trong các mảnh ghép nhưng chưa đủ mạnh để thu hút người dùng đến với hệ sinh thái. StarkNet vẫn cần những cú hick lớn hơn nữa về công nghệ và độ hoàn thiện sản phẩm để kéo dòng tiền và người dùng về hệ sinh thái.

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ biết được vòng đời dự án crypto diễn ra như nào và StarkNet cần thêm những điều kiện gì để bùng nổ trong tương lai.

Saturday, January 7, 2023

Tổng hợp website kiểm tra airdrop trên Starknet

Tổng hợp website kiểm tra airdrop trên Starknet

 Bạn đang cày Retroactive StarkNet nhưng không biết ví của bạn đã tương tác như thế nào với blockchain StarNet, so với các đối thủ cạnh tranh khác liệu đã đủ điều kiện để nhận Airdrop chưa. Đừng lo lắng, hôm nay Thegioitiendientu.net sẽ giới thiệu 5 trang web giúp bạn kiểm tra tương tác ví với blockchain StarkNet.



1. TrustGo

TrustGo là website giúp bạn check tương tác ví trên mạng StarkNet.

Các thông số hiển thị:

  • Check ngày active trên StarNet
  • Check volume giao dịch
  • Check Sybil
  • Check Rank & Score
  • Check các Dapp mà ví đã tương tác
  • Check Transation

Điểm nổi bật của nền tảng này là nó cho biết xếp hạng ví của bạn so với các ví khác và kiểm tra xem ví của bạn có dính Sybil hay không. Hiển thị rõ các dapp mà bạn đã tương tác và phân loại các dapp rất rõ ràng theo từng ngách: DeFi, NFT, DID, Bridge, InFa, Wallet.

Các bước sử dụng website này như sau:

  • Bước 1: Truy cập webiste và liên kết ví
  • Bước 2: Chọn ô StarkNet
  • Bước 3: Dán ví bạn muốn kiểm tra vào ô Search
  • Bước 4: Click vào Search
Kiểm tra tương tác ví trên TrustGo

 

Lưu ý: Hãy liên kết bằng ví phụ để giữ an toàn cho tài sản của bạn.

2. Starkstats

Trên Starkstats bạn có thể check tương tác một hoặc nhiều ví cùng lúc trên mạng StarNet.

Các thông số hiển thị:

  • Số dư tài khoản
  • Check volume giao dịch
  • Check volume đã bridge
  • Số ngày active của ví
  • Check số Transation
  • Check Transation gần nhất

Điểm nổi bật của công cụ này là bạn có thể kiểm tra được nhiều ví cùng lúc.

Kiểm tra tương tác ví mạng StarkNet trên Starkstats
Kiểm tra tương tác ví mạng StarkNet trên Starkstats

Các bước sử dụng website này như sau:

  • Bước 1: Truy cập webiste và liên kết ví
  • Bước 2: Chọn “Check address”
  • Bước 3: Dán ví bạn muốn kiểm tra vào ô Search
  • Bước 4: Click vào Search

3. Wenser

Wenser là website giúp bạn kiểm tra được ví bạn có đạt airdrop của StarkNet theo tiêu trí của Arbitrum. Điểm đặc biệt của Wenser là có thể tính được số token bạn có thể nhận được khi có airdrop.

Các thông số hiển thị:

  • Số token STRK nhận được theo tiêu trí airdrop của Arbitrum
  • Check volume giao dịch
  • Check volume đã bridge
  • Số ngày active của ví
  • Check số Transation
  • Check Transation gần nhất
  • Chấm điểm Airdrop theo tiêu trí của Arbitrum

Các bước sử dụng website này như sau:

Bước 1: Truy cập webiste

Bước 2: Dán ví vào ô tìm kiếm.

Các bước kiểm tra ví tương tác mạng StarkNet trên Wenser
Các bước kiểm tra ví tương tác mạng StarkNet trên Wenser

Bước 3: Kiểm tra các thông số

Các thông số khi kiểm tra ví trên Wenser
Các thông số khi kiểm tra ví trên Wenser

4. 10kdrop

10kdrop là website giúp bạn kiểm tra được ví bạn trên StarkNet. Ngoài StarkNet bạn cũng có thể kiểm tra trên nhiều blockchain khác như zkSync, Layerzero…

10kDrop có 2 phiên bản sử dụng cho người dùng, 1 là phiển bản miễn phí và phiên bản trả phí. Phiên bản trả phí có 2 loại Basic và Vip. Phiên bản Vip thì bạn sẽ xem được nhiều thông số hơn.

Hai phiên bản trả phí trên 10kDrop
Hai phiên bản trả phí trên 10kDrop

Các thông số hiển thị:

  • Kiểm tra số giao dịch.
  • Kiểm tra trạng thái swap.
  • Kiểm tra thạng thái mint NFT.
  • Kiểm tra số gas đã dùng.
  • Hiển thị thông tin giao dịch dịch đầu tiên và giao dịch gần nhất.
Các thông số hiển thị khi kiểm tra tương tác ví trên 10kDrop
Các thông số hiển thị khi kiểm tra tương tác ví trên 10kDrop

 

Các bước kiểm tra tương tác trên 10kDrop:

  • Bước 1: Truy cập website và liên kết ví
  • Bước 2: Dán địa chỉ ví vào ô “Your Wallet address”
  • Bước 4: Click vào Get Data
Các bước kiểm tra tương tác ví với StarkNet trên 10kDrop
Các bước kiểm tra tương tác ví với StarkNet trên 10kDrop

Oklink là website giúp bạn kiểm tra lịch sử ví của bạn trên mạng StarkNet. Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra trên mạng zkSync cũng được.

Kiểm tra tương tác mạng StarkNet trên Oklink

Các thông số hiển thị:

  • Lịch sử giao dịch
  • Check volume
  • Số dư ví
  • Số fee gas đã dùng
  • Số NFT trong ví
Các thông số trên Oklink
Các thông số trên Oklink

Các bước sử dụng website Oklink như sau:

Bước 1: Truy cập webiste: https://www.oklink.com/

Bước 2: Dán ví vào ô tìm kiếm.

Dán ví ô tìm kiếm trên Oklink
Dán ví ô tìm kiếm trên Oklink

Bước 3: Ấn enter và kiểm tra các thông số

6. Kết luận

Trên đây là tổng hợp những webiste để kiểm tra tương tác trên StarkNet, các thông tin về tiêu trí airdrop đều là để tham khảo không phải tiêu trí chính thức. Đặc biệt lưu ý khi dùng các nền tảng này là không liên kết với ví chính của bạn và không cấp quyền truy cập cookie để bảo vệ tài sản.