Friday, December 22, 2017

IOTA: đồng tiền mã hóa không cần blockchain có thể thách thức bitcoin và các altcoins khác hiện nay

IOTA: đồng tiền mã hóa không cần blockchain có thể thách thức bitcoin và các altcoins khác hiện nay

IOTA sử dụng nền tảng còn tiên tiến hơn cả blockchain.

Bitcoin, Ethereum và tất cả các loại tiền mã hóa khác đều có một điểm chung là được phát triển trên nền tảng blockchain. Mặc dù mỗi một loại cryptocurrency có thể được xây dựng trên các nền tảng blockchain khác nhau.

Thế nhưng trong số đó, có một loại crypto được tạo ra mà không cần đến nền tảng blockchain. Đó chính là IOTA, được xây dựng trên nền tảng “tangle” thay vì “block”. Tangle là một mạng liên kết “rắc rối”, mà trong đó các node có thể liên kết chéo với nhau thay vì phải xếp hàng trong một chuỗi giống như blockchain.
Đó là lý do mà những người sáng lập ra IOTA tin rằng cryptocurrency này có thể hoạt động nhanh hơn và hiệu quả hơn Bitcoin, cũng như các loại cryptocurrency khác.

IOTA là gì?

Bắt đầu vào tháng 6 năm 2016, tổ chức phi lợi nhuận IOTA Foundation tuyên bố sẽ phát triển một dự án cryptocurrency mới. Họ thông báo sẽ hợp tác với nhiều công ty công nghệ lớn, trong đó có Microsoft, để phát triển một “chợ dữ liệu phân tán”.
Đây là một khái niệm khá mới, nó bắt nguồn từ công nghệ Internet of Things (IoT). Các công ty, tổ chức, cá nhân có ứng dụng công nghệ IoT đều thu thập được một lượng lớn dữ liệu. Ví dụ như dữ liệu về thời tiết, dữ liệu giao thông, dữ liệu theo dõi hiệu năng của máy móc công nghiệp.

Tuy nhiên gần như tất cả các dữ liệu đó đều bị lãng phí, nằm trong cơ sở dữ liệu nội bộ và không đem lại nhiều lợi nhuận cho chủ sở hữu. Đồng sáng lập David Sonstebo cho biết hệ thống IOTA có thể giải quyết vấn đề này theo hai cách.
Đầu tiên, nó cho phép tất cả mọi người có thể chia sẻ các dữ liệu IoT trong một hệ thống phi tập trung, minh bạch, chính xác và an toàn.
Sau đó, nó cho phép thực hiện giao dịch trực tiếp không mất phí giữa người sở hữu dữ liệu và những người cần sử dụng dữ liệu. Đó chính là “chợ dữ liệu phân tán”.
Nhu cầu đối với chợ dữ liệu phân tán này là rất lớn, bởi các công nghệ mới hiện nay như trí tuệ nhân tạo, machine learning hay Internet of Things đều cần tới một lượng dữ liệu khổng lồ. Và thay vì xây dựng hệ thống dữ liệu, rồi mất thời gian thu thập, các công ty hoàn toàn có thể lên chợ và mua dữ liệu họ cần.
Đó cũng là lý do vì sao rất nhiều công ty lớn như Microsoft, Fujitsu, Bosch đều muốn tham gia vào chợ dữ liệu phân tán của IOTA.

IOTA sử dụng nền tảng còn tiên tiến hơn cả blockchain

Theo đồng sáng lập David Sonstebo, IOTA được xây dựng trên một nền tảng ưu việt hơn cả blockchain, mặc dù nó vẫn được gọi là cryptocurrency. Nền tảng tangle của IOTA có thể giải quyết rất nhiều nhược điểm hiện nay của blockchain và Bitcoin.
Đầu tiên đó chính là tốc độ thực hiện các xác nhận nhanh và chi phí thấp hơn rất nhiều so với Bitcoin. Chi phí để thực hiện một giao dịch Bitcoin mới đây đã lên đến 20 USD và mất trung bình 4,5 giờ để xác nhận, khiến cho nó không phù hợp với tốc độ và quy mô của mạng internet toàn cầu.

Tiếp đó, IOTA giải quyết vấn đề phụ thuộc vào các thợ mỏ. Bitcoin và các loại crypto khác phải phụ thuộc vào các thợ đào mỏ để xác nhận giao dịch, nó dẫn tới một vấn đề là khi các thợ đào chuyển sang các loại crypto mới lợi nhuận cao hơn thì sẽ không có ai xác nhận giao dịch cho các crypto cũ nữa. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều giao dịch mất rất lâu để có thể xác nhận.
IOTA không cần tới thợ mỏ. Thay vào đó, khi một người dùng phát hành một giao dịch, chính họ là người giúp xác nhận 2 giao dịch bất kỳ trước đó. Cứ thế các giao dịch này tạo ra một mạng “rắc rối” trên nền tảng tangle.
Công nghệ của IOTA rất hứa hẹn, tuy nhiên nhà sáng lập cho biết nó mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu. Bên cạnh đó các chuyên gia tại MIT cũng lo ngại vấn đề bảo mật của hệ thống tangle, khi mới đây họ đã phát hiện ra một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng.
David Sonstebo cho biết họ đã vá lỗ hổng bảo mật này và ngăn chặn việc đánh cắp tiền, dữ liệu từ hệ thống. Có thể thấy rằng IOTA sở hữu những công nghệ ưu việt, giúp hỗ trợ cho công nghệ Internet of Things và trí tuệ nhân tạo trong tương lai. Vì vậy, tiềm năng của IOTA là rất lớn.
Tuy nhiên IOTA có thể đánh bại ngôi vương của Bitcoin hay không? Bitcoin hiện tại giống như gã khổng lồ Goliath, còn IOTA là chàng tí hon David. Một cuộc chiến không cân sức, nhưng với tốc độ phát triển của các công nghệ mới thì chúng ta cũng không thể nói trước được điều gì.
IOTA hiện đang xếp thứ 6 trên thị trường cryptocurrency về giá trị vốn hóa theo Coinmarketcap.
Tham khảo: technologyreview

Thursday, December 21, 2017

Tôi là Trader chứ không phải nhà phân tích

Tôi là Trader chứ không phải nhà phân tích

Bài viết của trader nổi tiếng Peter Brandt trên Blog của ông
-------​
Có sự khác biệt rất lớn giữa việc trở thành 1 trader và trở thành một nhà phân tích thị trường

Nhà phân tích kiếm được tiền nhờ phân tích đúng. Theo điều này, tôi thấy tôi không đủ thông minh để trở thành nhà phân tích. Trader kiếm được tiền nhờ quản lý rủi ro tốt. Hai kỹ năng này hoàn toàn khác nhau. Theo kinh nghiệm của tôi, người nào muốn trở thành trader bằng cách trở thành nhà phân tích giỏi cuối cùng đều chẳng trở thành cái gì nên hồn cả.

Một nhà phân tích sẽ bị ném đá nếu đưa ra phân tích sai. Còn Trader khi sai chỉ đơn giản là đóng lệnh và đợi cơ hội khác. Hi vọng là không có nguy hiểm nào. Bị sai là điều rất thường xảy ra đối với trader.

Nhà phân tích phải nghiên cứu về ngành nghề, về công ty và về nền kinh tế. Trader, ít ra là hầu hết trader, nghiên cứu về giá và ít chú ý đến ai đại diện cho doanh nghiệp.

Nhà phân tích - ngay cả phân tích kĩ thuật - danh tiếng phải dựa nhiều vào độ chính xác trong phân tích. Còn trader giỏi phải dựa vào cách họ xử sự với những lệnh thua lỗ của họ. Trader kiếm được tiền nhờ cách họ quản lý các lệnh lỗ.

Ông Peter Brandt​
Ông Peter Brandt

Khi một nhà phân tích thay đổi quan điểm về thị trường hoặc về 1 mã cổ phiếu, họ gọi là "chỉnh sửa dự báo dựa trên thay đổi cơ bản". Khi một trader thay đổi quan điểm về một lệnh giao dịch, nó được gọi là "sự linh động để bảo toàn vốn và sống sót"

Tôi là một nhà phân tích biểu đồ cổ điển. Tôi xem biểu đồ là một công cụ giao dịch, không phải là một phương pháp để dự báo giá. Tôi không tin rằng biểu đồ có thể dự báo giá. Tôi coi thường các "nhà kinh tế học xem biểu đồ học thuật". Tôi tin rằng biểu đồ có thể đem đến các cơ hội giao dịch có khả năng lợi nhuận cao / rủi ro thấp. Đối với tôi, đó là giá trị thực sự của biểu đồ. Ý tưởng tạo ra một kịch bản kinh tế lớn lao nào đó dựa vào biểu đồ thật là ngu dốt.

Sự thật là hầu hết các mô hình biểu đồ thất bại trong việc đem lại những điều tốt đẹp, đặc biệt là các mô hình biểu đồ ngắn thời gian. Đó là tại sao những trader mới đầu hàng biểu đồ, cho là biểu đồ không dùng được.

Tôi là Trader chứ không phải nhà phân tích ​

Mô hình biểu đồ thất bại và biến đổi thành mô hình biểu đồ lớn và mới hơn, rồi lại biến đổi và biến đổi và biến đổi. Tôi gọi quá trình này là "định nghĩa lại biểu đồ". Tất cả những mô hình biểu đồ lớn từ 6 đến 12 tháng đều được tạo thành từ nhiều biểu đồ ngày nhỏ hơn và hàng trăm biểu đồ trong ngày thất bại.

Cuối cung, một mô hình biểu đồ sẽ hoàn tất và cho cơ hội vào lệnh. Đây là dạng cơ hội mà tôi tìm kiếm. Nhưng trong suốt sự nghiệp, tôi sai ở 65% số lệnh của tôi. Trong ngắn hạn, tôi có thể sai đến 80%.

Đó là tại sao tôi luôn chọn những mô hình biểu đồ mà có thể đem lại tỷ lệ lợi nhuận / rủi ro lên đến 10/1 hoặc 20/1, hoặc đôi khi lên đến 70/1 như lệnh tôi giao dịch cổ phiếu Apple vừa qua

Một trong những điểm yếu tâm lý của trader mới mà họ cần vượt qua đó là sự liên kết giữa việc phải đúng và việc kiếm tiền trên thị trường. Hai việc này thật ra không liên quan với nhau. Rất khó để giải thích khái niệm này cho những người chưa thực sự trade để kiếm sống, nhưng những trader chiến trận đọc đến đây là hiểu.

Trading không dành cho bạn nếu bạn tự hào trong việc phân tích, dự báo giá. Nếu bạn muốn như vậy, bạn có thể trở thành một nhà phân tích, không phải trader.

** Peter Brant là trader bắt đầu sự nghiệp từ năm 1976 và có lợi nhuận bình quân đã qua kiểm toán khoảng trên 40% mỗi năm
Giá Ethereum đạt mức cao kỷ lục gần 900$ và lần đầu tiên kéo thị phần của Bitcoin xuống dưới 50%

Giá Ethereum đạt mức cao kỷ lục gần 900$ và lần đầu tiên kéo thị phần của Bitcoin xuống dưới 50%

Giá Ethereum đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào hôm thứ 3, mở ra một cuộc biểu tình lớn của altcoin, chỉ trong hơn một tháng, nó đã khiến thị phần của  bitcoin giảm xuống dưới 50% lần đầu tiên.
Vào thời điểm đỉnh của cuộc biểu tình, tổng giá trị vốn hóa của thị trường Cryptocurrency đã tăng tới mức kỷ lục 643 tỷ USD. Tuy nhiên, giá bitcoin đã giảm mạnh vào sáng thứ Ba, điều này đã kéo giá thị trường của toàn bộ Cryptocurrency đi xuống – chỉ còn 608 tỷ đô la.

Trong vòng 24h, giảm 5%

Giá bitcoin giảm gần $ 1,000 vào thứ ba, từ $ 19,130 ​​hôm thứ Hai giảm còn $ 18,191 vào thứ 3. Trong vòng 24 giờ, giá Bitcoin đã giảm năm phần trăm và giá thị trường của bitcoin giảm xuống còn 304,7 tỷ đô la.
Nguyên nhân của sự đảo ngược này vẫn chưa xác định rõ ràng. Mặc dù giá bitcoin trung bình toàn cầu đã chạm tới mức 20.000 đô la trong một số trường hợp, nhưng BTC / USD vẫn chưa đạt được cột mốc đó trên các thị trường chính như Bitfinex và Bitstamp.
Thêm vào đó, động lực chính của đợt tăng điểm gần đây – là sự ra mắt của hợp đồng tương lai bitcoin – đã được thực hiện đầy đủ sau khi niêm yết trên sàn giao dịch Chicago vào ngày Chủ Nhật . Do đó, cuộc chạy đua đầy hưng phấn gần đây của giá bitcoin có thể sẽ kết thúc – hoặc, ít nhất, những con “bò đực” có thể được nghỉ ngơi.

Giá Ethereum tăng trên 880$

Trong nhiều tuần, giá ethereum đã giảm gần 300 USD trong khi bitcoin tăng vọt, nhưng đồng cryptocurrency lớn thứ hai này đã có cú lội ngược dòng vào tháng 12, và nó đã dần dần lấy bớt thị phần của bitcoin.
Vào thứ ba, giá ethereum đã vượt qua mức $ 800 – và gần như vượt qua $ 900 – để thiết lập một mức cao mới mọi thời đại $ 882. Sau khi giảm giá vào buổi sáng, giá ethereum đang giao dịch ở mức 824 USD, tức là đạt 79,5 tỷ USD và chiếm 12% thị phần trong 24 giờ.

Giá của Bitcoin Cash đạt mức kỷ lục 2.500 USD

Ethereum không phải là altcoin duy nhất được hưởng lợi từ phí tổn của bitcoin. Tổng cộng, mức trần thị trường altcoin đã tăng lên 25 tỷ USD trong ngày, tổng giá trị của các altcoin lần đầu tiên vượt qua mức 300 tỷ USD.
Kết quả kinh doanh của Bitcoin Cash là tốt nhất trong số các loại Cryptocurrency hàng đầu, kết thúc ngày với mức tăng 21%. Sáng sớm thứ 3, giá BCH đã vượt qua mức 2.500 đô la Mỹ, nhưng sau đó đã xuống còn 2.292 đô la và mức vốn hóa thị trường 38.7 tỷ đô la.
Giá Ripple tăng 4%, nâng mức vốn hóa của đồng Cryptocurrency lớn thứ 4 lên 30,5 tỷ USD, đồng tiền ảo lớn thứ 5 là Litecoin đã tăng 9,22% tức 347,71 USD.
Theo: Josiah Wilmoth
BÁN HẾT LITECOIN NHƯNG NHÀ SÁNG LẬP LITECOIN HỨA HẸN KHÔNG RỜI BỎ THỊ TRƯỜNG

BÁN HẾT LITECOIN NHƯNG NHÀ SÁNG LẬP LITECOIN HỨA HẸN KHÔNG RỜI BỎ THỊ TRƯỜNG

Nhà sáng lập Litecoin (LTC) Charlie Lee đã tuyên bố trên Reddit và Twitter rằng ông bán và hiến tặng tất cả Litecoin đang sở hữu.
“Lần đầu tiên trong vòng hơn 6 năm trở lại đây, tôi không còn sở hữu một đồng Litecoin nào.”

Tại sao bán?

Theo như tuyên bố của mình Lee quyết định bán tất cả Litecoin vì khả năng xung đột lợi ích tiềm ẩn, ông cho rằng những tuyên bố cá nhân của mình có thể gây ảnh hưởng giá đến giá của Litecoin. Bằng cách bán hết số Litecoin, ông  hoàn toàn  có thể tách biệt ý kiến và hành động của mình khỏi diễn biến của thị trường tiền mật mã.
“ … bất cứ khi nào tôi tweet về giá Litecoin dù lên cao hay xuống thấp, tôi luôn bị cáo buộc vì lợi ích cá nhân. Một số người thậm chí nghĩ rằng tôi đầu cơ Litecoin! Vì vậy, trên một phương diện nào đó sẽ có xung đột  lợi ích nếu như tôi giữ Litecoin và tweet về nó bởi vì tôi có ảnh hưởng rất nhiều “.

Tương lai của Lee

Lee đã đưa ra một số định hướng về tương lai của mình và trấn an người dùng rằng ông không bao giờ từ bỏ “đứa con” của mình. Với  tiềm lực tài chính cá nhân ổn định, ông có kế hoạch riêng dành cho Litecoin. Ông kỳ vọng có thể đem đến nhiều giá trị hơn cho cộng đồng sử dụng Litecoin, bên cạnh những dự đoán và nhận định về giá Litecoin.
“Đừng lo lắng. Tôi sẽ không bao giờ từ  bỏ Litecoin. Tôi vẫn sẽ dành toàn bộ thời gian để làm việc với nó. Khi Litecoin thành công, tôi vẫn sẽ nhận được nhiều lời ích bằng nhiều cách khác nhau không chỉ trực tiếp thông qua quyền sở hữu đồng tiền này. Tôi tin rằng đây là cách tốt nhất để tôi tiếp tục giám sát sự tăng trưởng của Litecoin “.

Diễn biến thị trường gần đây của Litecoin

Litecoin đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại trong những tuần gần đây. Vào  ngày 20 tháng 12 Litecoin giao dịch ở mức 312 USD, giảm so với mức cao nhất mọi thời đại là 371 USD  ngày 19 tháng 12.Trong tháng vừa qua, giá LTC đã tăng gần 300%, so với mức giá 71,41 đô la vào ngày 20 tháng 11.

Wednesday, December 20, 2017

Đồng sáng lập Bitcoin.com vừa bán toàn bộ số Bitcoin của mình, cảnh báo Bitcoin là tài sản vô giá trị

Đồng sáng lập Bitcoin.com vừa bán toàn bộ số Bitcoin của mình, cảnh báo Bitcoin là tài sản vô giá trị

Theo nhà đồng sáng lập Bitcoin.com, Bitcoin có rất nhiều nhược điểm và sẽ không phải là tài sản có giá trị trong tương lai.

Bitcoin.com là một trang web về Bitcoin lớn nhất thế giới, có số lượng truy cập lớn nhờ cơn sốt cryptocurrency trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên mới đây, đồng sáng lập và CTO của Bitcoin.com - ông Emil Oldenburg đã có một quyết định rất bất ngờ.
Đó là quyết định bán toàn bộ số Bitcoin mà ông đang nắm giữ, đồng thời cảnh báo các nhà đầu tư khác cũng nên làm giống ông. Emil Oldenburg còn tuyên bố rằng Bitcoin là một tài sản vô giá trị.

Giá Bitcoin vừa đạt kỷ lục 20.000 USD vào ngày hôm qua.
Trong một cuộc phỏng vấn với trang công nghệ Breakit, ông Emil Oldenburg cho biết: “Tôi có thế nói rằng việc đầu tư vào Bitcoin tại thời điểm này sẽ trở thành khoản đầu tư có rủi ro cao nhất. Tôi đã bán toàn bộ số Bitcoin của mình và chuyển sang Bitcoin Cash”.
Ông Oldenburg không tiết lộ số tiền đã kiếm được từ việc bán Bitcoin, chỉ cho biết đó là một số tiền khổng lồ. Mặc dù vậy, ông Oldenburg không cho rằng Bitcoin có tương lai và mọi người vẫn chưa nhận ra điều đó, bởi vì hầu hết mọi người chỉ mua và cất giữ Bitcoin chứ không thường xuyên giao dịch và sử dụng chúng.
“Ngay khi mọi người nhận ra cách hoạt động của nó, họ sẽ bắt đầu bán tháo. Hệ thống Bitcoin cũ là tốt nhưng không sử dụng được”, ông Oldenburg cho biết.
Tất cả là do những nhược điểm rất lớn của Bitcoin mà không thể khắc phục được, khi mỗi một block chỉ có dung lượng 1MB. Khối lượng block giới hạn của Bitcoin làm cho các giao dịch mất rất nhiều thời gian để có thể thực hiện, kèm theo đó là chi phí rất cao.
Theo Ars Technica, chi phí giao dịch Bitcoin sẽ tăng gấp 2 lần sau 3 tháng và cần trung bình 4,5 giờ để có thể xác nhận giao dịch. Gần đây, chi phí giao dịch Bitcoin đã có lúc tăng lên 26 USD một lần. Và nếu bạn chỉ thiết lập mức phí thấp, giao dịch sẽ không được ưu tiên và có thể phải chờ nhiều ngày mới được xác nhận.
Trên thực tế Bitcoin vẫn đang sử dụng nền tảng blockchain 1.0, trong khi Ethereum và nhiều loại tiền mã hóa khác đã sử dụng nền tảng blockchain 2.0 với nhiều tính năng tiên tiến như voting hay smart contract. Trong khi đó, công nghệ cryptocurrency đang dần tiến tới nền tảng blockchain 3.0.
Ông Oldenburg cũng cho biết trang web Bitcoin.com đã dừng một số dự án phát triển cho Bitcoin, thay vào đó là tập trung phát triển các dự án Bitcoin Cash (BCH). Đây là một phiên bản nâng cấp của Bitcoin, được ra đời từ tháng 8.
Bitcoin Cash có ưu điểm vượt trội so với Bitcoin truyền thống, đó là khối lượng block 8MB so với 1 MB của Bitcoin, chi phí giao dịch chỉ có 0,012 USD và thời gian thực hiện gần như ngay lập tức.
Tham khảo: Business Insider
Làm thế nào để đánh giá một dự án ICO tiềm năng? Đầu tư ICO như thế nào cho hiệu quả?

Làm thế nào để đánh giá một dự án ICO tiềm năng? Đầu tư ICO như thế nào cho hiệu quả?

Làm thế nào để đánh giá một dự án ICO tiềm năng?



Đây có lẽ là câu hỏi mà chắc chắn trong lúc này (khi mà các dự án ICO mọc lên như nấm) rất rất nhiều bạn đang cần một câu trả lời.
Lướt một vòng Facebook bạn sẽ gặp hàng loạt các thông tin chia sẻ về dự án ICO từ bạn bè, thậm chí các quảng cáo về ICO cứ “đập vào mặt” hàng phút hàng giờ…
Nếu là dân đầu tư, mê làm giàu hay đơn giản bạn đang có mong muốn “đổi đời” thì có lẽ bạn sẽ bị… bấn loạn và chắc chắn bạn không thể biết được dự án ICO nào nên tham gia phải không nào?
Vì thế trong bai viết này Ngọc sẽ chia sẻ với bạn một vài cách đánh giá một dự án ICO để sau đó bạn có thể đưa ra quyết định có nên tham gia dự án đó không nhé!
Nhưng trước hết chúng ta hãy tìm hiểu nhanh xem ICO là cái quỷ gì mà làm cho tất cả chúng ta cứ nhao nhao lên thế?

ICO là gì?



Nhanh chóng thôi, ICO là viết tắt của từ Initial Coin Offering, tức là một hoạt động huy động vốn từ các nhà đầu tư thông qua Cryptocurrency (tiền điện tử).
Tóm lại nếu một công ty nào đó mong muốn phát hành một đồng tiền điện tử của riêng họ thì thường họ sẽ tiến hành ICO trong một giai đoạn (thường từ 1-6 tháng). Và trong giai đoạn ICO họ sẽ bán số lượng cụ thể token nào đó cho các nhà đầu tư với giá rẻ để huy động vốn. Và sau đó khi kết thúc giai đoạn ICO (nếu thành công) thì số token đó sẽ chuyển thành một đồng tiền điện tử riêng của công ty đó và nó sẽ được niêm yết trên sàn với giá cao hơn nên nhà đầu tư sẽ nhân số tài sản nhiều lần.
Tạm vậy nhỉ, hy vọng Ngọc giải thích như vậy bạn đã hiểu về ICO.
Thông thường thì nếu chúng ta muốn tham gia ICO thì sẽ phải có Bitcoin hoặc Ethereum (hai loại tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay) để mua token đó.
Một số ví dụ về ICO:
  • Vào năm 2014, dự án Ethereum (ETH) đã được công bố và ICO và đã huy động được 18 triệu USD. Dự án này sau đó thành công và vào năm 2015 và đến năm 2016 giá trị 1 ETH gia tăng lên tới 14$ với mức vốn hóa thị trường trên 1 tỷ $. Và lúc này (cuối năm 2017) 1 ETH đang ở mức giá 350$.
  • Gần đây hơn, nếu bạn theo dõi thị trường ICO thì có thể biết đến Hextracoin (HXT). Những ai may mắn mua được HXT trong giai đoạn ICO với giá là $0.8 thì bây giờ đã x35 lần tài sản, vì hiện nay giá 1 HXT đang được giao dịch ở mốc 33-35$. Còn rất nhiều dự án ICO thành công khác nữa như Bitconnect, Regalcoin, Bitserial…
  • Hoặc ngay lúc này có một số dự án ICO đang diễn ra mà bạn có thể tham gia ngay với giá mua rất hấp dẫn.
Tuy nhiên nói như vậy không phải không có những dựa án ICO.. đã thất bại và làm cho các nhà đầu tư mất trắng.
Đó chính là lý do mà Ngọc viết bài này, bài để giúp bạn phần nào để…

Cách đánh giá dự án ICO tiềm năng như thế nào?

Trước tiên cũng phải nói rằng không có bất cứ một công thức hay một yếu tố chắc chắn nào để đánh giá một dự án ICO tiềm năng vì có hàng trăm yếu tố tác động đến sự thành công của nó như: Thể chế chính trị, luật pháp, nhóm sáng lập hay ban cố vấn, mức độ truyền thông, sự quan tâm của cộng đồng…
Do đó những thông tin bên dưới đây hoàn toàn chỉ giúp bạn tham khảo mà thôi!

Đánh giá website dự án ICO

Phải nói rằng hầu hết chúng ta khi tìm hiểu một dự án ICO thì đều nhìn vào “bộ mặt” của nó để xem có chuyên nghiệp hay không? Cái “bộ mặt” đó không gì khác là giao diện website.
Hầu hết phần lớn chúng ta sẽ có cảm giác tin tưởng nếu website dự án ICO được thiết kế chuyên nghiệp. Tuy nhiên đây lại chính là điểm mà nhiều dự án đang dễ dàng tạo niềm tin bởi vì hiện nay họ có thể thuê một đội ngũ thiết kê chuyên nghiệp để chuẩn bị cho một… cuộc lừa đảo ngoạn mục!
Vì thế yếu tố thiết kế chuyên nghiệp của website theo cá nhân Ngọc chỉ chiếm 5% trong quá trình đánh giá dự án ICO.
Các yếu tố khác quan trọng hơn mà cần xem xét là:
#1. Kiểm tra domain (tên miền) được đăng ký bởi công ty nào? Có ẩn danh hay không? Đăng ký khi nào và trong thời gian bao nhiêu lâu?
#2. Kiểm tra lưu lượng truy cập (traffic) như thế nào? Nước nào truy cập nhiều nhất? Nguồn traffic đến từ đâu?
#3. Cộng đồng tham gia vào dự án qua các kênh media khác như Facebook, Twitter… có bao nhiêu người theo dõi, mức độ quan tâm như thế nào?
Đây chính là những vấn đề mấu chốt để bạn có một cái nhìn tổng thể vào một dự án ICO ở góc độ kỹ thuật và website cũng như bề nổi của cộng đông tham gia vào nó.
Một số công cụ để bạn có thể kiểm tra những yếu tố bên trên là:
  • http://www.hypestat.com: Đây là một công cụ giúp cung cấp cho bạn một tấn thông tin liên quan đến 1 website như tổng lưu lượng truy cập mỗi ngày, nguồn từ quốc gia nào, doanh thu từ quảng cáo là bao nhiêu, rất rất nhiều thông tin khác…
  • https://www.scamadviser.com: Trang này thể hiện độ tin cậy của website, như độ tuổi của website, tốc độ web nhanh hay chậm, giá trị website hiện tại là bao nhiêu USD, chủ sở hữu web, nguồn server đặt tại đâu…
  • https://www.similarweb.com: Cung cấp chủ yếu cho bạn thông tin về tổng lượt truy cập vào website của các quốc gia, nước nào truy cập nhiều nhất thì sẽ hiện lên cờ và rank của nước đó kèm theo số lượng % được xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thêm các công cụ khác để kiểm tra thêm như: https://www.alexa.comhttps://who.is 
Tất nhiên ở thời điểm này nếu kiểm tra bằng các công cụ trên thì Ngọc chắc chắn rằng Việt Nam sẽ luôn đừng đầu (hoặc trong top 3) về lưu lượng truy cập đấy. Vì thế cũng không vì yếu tố VN truy cập nhiều mà đánh giá dự án đó không uy tín nhé.
Điển hình như những dự án ICO đình đám và đã thành công như Hextracoin, Bitconnect, Regalcoin gần đây thì VN luôn xếp thứ nhất đó thôi.  😀
Do đó hãy đi qua bước tiếp theo…
#4. Cộng đồng thế giới đánh giá dự án như thế nào?
Các dự án ICO hiện nay đều được quan tâm trên toàn thế giới, do đó bạn cần “bước ra khỏi Việt Nam” và xem các quốc gia khác họ đang nói gì về dự án đó nhé.
Một số kênh bạn có thể tham khảo ngay đó là:

Đánh giá nhóm phát triển và ban cố vấn dự án ICO




Đây thật sự mới là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá một dự án ICO nhé!
  • Những thành viên nào là ban sáng lập của dự án?
  • Ban cố vấn dự án là ai?
  • Dự án từ quốc gia nào?
  • Dự án ứng dụng công nghệ blockchain vào mục đích gì?
  • Công ty/tập đoàn nào đứng sau dự án?
Nhưng khốn nạn thay phần lớn các dựa án ICO hiện nay ban sáng lập, người điều hành, ban cố vấn đều “ẩn mình trong bóng tối”
Bằng chứng cho thấy hơn 1 năm nay hàng tỷ USD đã đổ vào Bitconnect như có ai chắc chắn biết ban sáng lập là ai? Thằng nào là CEO chính thức của Bitconnect???
Rồi Hextracoin, Regalcoin… ngoài thông tin dự án đến từ Dubai hay HongKong thì chúng ta cũng chẳng thể biết “bố con thằng nào” đứng phía sau?
Vì thế khi tham gia vào ICO bạn cần biết rằng, hiện nay có 2 loại dự án:
  1. Dự án ICO chạy lending (cho vay) và áp dụng chiến lược xây dựng cộng đồng qua MLM (đa cấp): Thường những dự án này “rất bí ẩn” và họ sẽ không công khai nhóm sáng lập hay ban cố vấn hoặc cha, mẹ, ông bà… của nó là ai nhé. Đầu tư vào các dự án này bạn cần trở về cách đánh giá số 1 (tức là phần lớn đánh giá website, cộng đồng và nghe ngóng thông tin là chủ yếu)
  2. Dự án ICO có chiến lược và ứng dụng rõ ràng: Thường những dự án như thế này rất ít (đếm trên đầu ngón tay) và sẽ không cho nhiều lợi nhuận vì họ phát hành số lượng token trong giai đoạn ICO rất lớn. Những dự án này rất khó để x5 hay x10 vốn nhưng khả năng lên sàn và thành công rất cao do đó sẽ an toàn cho vốn đầu tư của bạn.
Dưới đây là 2 ví dụ về dự án ICO có nhóm sáng lập và ban cố vấn rõ ràng trong thời điểm hiện tại:
thong tin du an ico cryptaur
Nhóm sáng lập và ban cố vấn dự án Cryptaur (PCT)

nhom phat trien du an ICO cybermiles
Nhóm phát triển dự án ICO CyberMiles (CMT)
Do đó đến đây bạn cần phải thật “tỉnh táo” nhé, đối với các dự án ICO coin lending chạy theo mô hình MLM (Multi-level Marketing) thì bạn đừng phí công tìm ban sáng lập hay cố vấn mà làm gì, vì gần như sẽ không có, hoặc có thì 99% là fack thông tin.
Đến đây có lẽ bạn sẽ hỏi rằng: Vậy những dự án ICO lending theo mô hình MLM thì không nên đầu tư?
Câu trả lời không phải! Nhưng cần chọn lọc và phải khống chế được cảm xúc cũng như làm chủ được đồng vốn của bạn (cái này Ngọc sẽ chia sẻ ở phần dưới)
Vì không phải dự án ICO coin lending MLM nào cũng là lừa đảo, trong 1 năm qua chúng ta đã thấy sự thành công của Bitconnect sau đó là Regalcoin hay Hextracoin… (hầu hết sau 1 tháng ICO 100% nhà đầu tư đã ít nhất x10 lần vốn)

Đầu tư ICO như thế nào cho hiệu quả?

Ok, Như vậy sau phần đánh giá dự án ICO bên trên Ngọc hy vọng đã cung cấp cho bạn một vài kỹ năng nhỏ để góp phần nào đó giúp bạn chọn lựa ra một vài dự án ICO để đầu tư.
Bây giờ là lúc cần đến chiến thuật, chiến thuật sử dụng vốn trong đầu tư ICO nhé!
Về cơ bản thế này, hầu hết chúng ta đều là những người có ít vốn vì là người mới tìm hiểu về đầu tư Cryptocurrency nói chung và ICO nói riêng.
Vì thế Ngọc sẽ lấy $500 – tương đương khoảng 11.000.000đ để làm ví dụ cho việc sử dụng nguồn vốn đầu tư ICO nhé

Cách sử dụng nguồn vốn khi tham gia đầu tư ICO

Như đã nói ở trên, hiện nay có 2 loại dự án ICO.
  • Một là kiểu dự án “đường dài” có mức độ an toàn cao vì chiến lược rất rõ ràng, tất cả các thông tin về công ty, ban cố vấn, nhóm sáng lập minh bạch. Tuy nhiên những dự án này thường ICO trong thời gian rất lâu (từ 3-6 tháng) và khả năng tạo lợi nhuận không cao => Dẫn đến “chôn vốn” đầu tư của bạn.
  • Hai là dự án “đánh nhanh thắng nhanh” mức độ rủi ro cao nhưng khả năng x5 x10 tài vốn trong thời gian rất ngắn (thường 1 tháng). => Nhanh chóng thu hồi vốn và sinh lãi cao để tái đầu tư vào các dự án khác.
Vậy nếu với $500 khởi đầu dành cho ICO bạn sẽ đầu tư như thế nào?
Cá nhân Ngọc nghĩ rằng ICO đang bùng nổ và có thể sẽ sớm bão hoà vào quý 1 năm 2018 vì thế nếu bạn muốn “đổi đời” (có thể đổi từ nghèo sang giàu hoặc ngược lại nhé  😉  ) thì bạn nên:
  • 60% số vốn để đầu tư vào ít nhất 3 dự án kiểu “đánh nhanh thắng nhanh”
  • 40% đầu tư vào ít nhất 2 dự án “đường dài” để đảm bảo sự an toàn.

Cách khống chế cảm xúc khi tham gia đầu tư ICO

Phài nói rằng ở góc độ nào đó khi tham gia đầu tư ICO gần như bạn đang… tham gia đánh bạc vậy! Vì thế việc khống chế cảm xúc là cực kỳ quan trọng.
Thông thường sẽ có 2 loại cảm xúc xuất hiện:
  • Thứ nhất đó là cay cú: Cảm xúc này thường gặp ở những người bị thấy bại khi đầu tư vào dựa án ICO không tiềm nay dẫn đến mất vốn. Khi đó họ sẽ vay mượn để mong muốn gỡ lại vốn đã mất và khi như vậy họ thường không phân tích thấu đáo dự án tiếp theo dẫn đến tình trạng mất tiếp số vốn => Trắng tay nợ nần là điều nhận được sau chót!
  • Thứ hai đó là lòng tham:  Cảm xúc này xuất hiện ở những người thắng trong 1-2 dự án ICO theo kiểu lending thời gian qua. Họ bắt đầu cảm thấy kiếm tiền sao mà dễ quá và với thông tin nhan nhản hiện nay về ICO nếu không khống chế được lòng tham thì họ sẽ “tất tay” để vào tiếp một dự án ICO khác hòng mong muốn “đổi đời” và cuối cùng dẫn đến việc => Đổi đời theo chiều ngược lại!

Lời kết

Như vậy cá nhân Ngọc nghĩ rằng đầu tư ICO chỉ là một trong rất nhiều cách đầu tư và hiện chứa rất nhiều rủi ro. Thành công có thể đến trong thời gian ngắn nhưng nếu không làm chủ được bản thân , không biết cách phân chia vốn và “rút chân” nhanh thì có khả năng bạn sẽ bị “kéo vào vòng xoáy” như một hình thức cờ bạc trên internet.
Tổng kết lại Ngọc muốn nhấn mạnh:

  • Phân tích thật kỹ một dự án ICO trước khi quyết định đầu tư ở góc độ: Website (yếu tố kỹ thuật), ban sáng lập, nhóm cố vấn, công ty nào đứng sau dự án đó?
  • Phân tích xem mức độ quan tâm của cộng đồng (đặc biệt các dự án coin ICO lending MLM) vì với các dự án này cộng đồng càng mạnh thì khả năng thành công càng cao.
  • Công nghệ và ứng dụng của dự án này có thực sự hữu ích, tiềm năng trong tương lai (đối với các dự án ICO đường dài)
  • Phân chia vốn hợp lý vào hơn 2 dự án ICO để đảm bảo mức an toàn cao nhất
  • Khống chế cảm xúc và rút chân nhanh nếu có thể để tham gia vào các hình thức đầu tư khác phong phú hơn.






  • Nguồn : coindenroi.com.