Monday, February 27, 2017

Bitcoin: tổng hợp các dự đoán của các chuyên gia về giá của bitcoin trong thời gian tới

Bitcoin: tổng hợp các dự đoán của các chuyên gia về giá của bitcoin trong thời gian tới

BITCOIN: SAU KHI ĐẠT ĐỈNH, ĐỒNG BITCOIN CÓ NHIỀU BIẾN ĐỘNG

BITCOIN: SAU KHI ĐẠT ĐỈNH, ĐỒNG BITCOIN CÓ NHIỀU BIẾN ĐỘNG

Chỉ một ngày sau khi đạt giá trị cao nhất kể từ khi ra đời, đã có nhiều dấu hiệu quen thuộc của hoạt động giá Bitcoin mới. Các mốc quan trọng đã được đặt ra sau hàng loạt thông tin của các bài báo truyền thông chính thống.
BITCOIN: SAU KHI ĐẠT ĐỈNH, ĐỒNG BITCOIN CÓ NHIỀU BIẾN ĐỘNG

Cho đến nay, giá Bitcoin đã gặp nhiều biến động đáng chú ý kể từ khi thiết lập mức cao mới.

Tại thời điểm ngày 24/2, giá của Bitcoin là $1,157.47, điều này cho thấy sự dè dặt của thị trường trước mức giá mới của Bitcoin
Theo báo cáo của CoinDesk, thị trường đang kì vọng mạnh mẽ vào quyết định sắp tới của SEC về việc phê duyệt đơn của Winklevoss Bitcoin ETF. Nếu đơn này được thông qua, thì đồng Bitcoin có thể tiến xa hơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn, thương nhân Trung Quốc vẫn còn phân vân về sự ổn định của Bitcoin do chính sách Ngân hàng trung ương Trung Quốc vẫn còn nhiều thay đổi.
Kông Gao, giám đốc tiếp thị của công ty kinh doanh OTC Richfund, thừa nhận rằng "không ai biết" những gì sẽ xảy ra tiếp theo với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, và dự báo rằng vẫn còn nhiều lo ngại trong thời gian tới.
Theo ghi nhận của các công ty đầu tư, Bitcoin vẫn chưa nổi lên như một tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Trong khi đó, thời gian đồng Bitcoin duy trì mức giá trên 1.000$ đang kéo dài nhất trong lịch sử, tuy nhiên nó vẫn chịu nhiều tác động từ chính trị của một số nước.
 Tuy nhiên, tới ngày 11 tháng 3, vận mệnh đồng Bitcoin sẽ được quyết định một cách rõ ràng.

Dash đã tăng giá gấp hơn 3 lần trong chưa đầy 3 tháng

Dash đã tăng giá gấp hơn 3 lần trong chưa đầy 3 tháng

Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bitcoin, và dường như tất cả các nhà đầu tư đều đang tập trung sự chú ý về đồng tiền điện tử ra đời đầu tiên này thì ở phía bên kia, một đồng tiền điện tử có tính bảo mật riêng tư cao đã âm thầm tăng giá và phát triển một cách mạnh mẽ. Không  ồn ào như Bitcoin, nhưng Dash đã dần khẳng định đẳng cấp của mình khi đã cho thấy tiềm năng phát triển to lớn trong tương lai không xa, và chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng Dash đã tăng giá gấp 3 lần.


Dash đã tăng giá gấp hơn 3 lần trong chưa đầy 3 tháng


Dash là gì?

Dash (DASH) là một hình thức tiên tiến nhất của cryptocurrency (tiền kỹ thuật số) như Bitcoin. Dash được tạo ra dựa vào hệ thống máy tính phân tán trên toàn cầu. Điều đó nghĩa là không một tổ chức trung gian hay chính phủ nào nắm toàn quyền kiểm soát. Các thợ mỏ sẽ được thưởng bằng Dash mỗi khi họ tìm thấy một "khối giao dịch". Về cơ bản Dash giống như Bitcoin nhưng có một số cải tiến với mục đích giải quyết những khó khăn mà Bitcoin từng gặp.
Dash không giống Bitcoin khi chỉ dựa vào thợ mỏ để duy trì hệ thống mạng. Hệ thống mạng của Dash được hỗ trợ bởi những thợ mỏ và hoạt động của Masternode. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào hệ thống này bằng cách tải về phần mềm và chạy full node. Người chủ của Masternode sẽ nhận được thêm những 


Giá của Dash tăng nhanh

Dash đã tăng giá gấp hơn 3 lần trong chưa đầy 3 tháng (anh 2)
Giá của Dash đã tăng gấp 3 lần trong chưa đầy 3 tháng

Chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua, giá của đồng tiền này đã tăng gấp 3 lần, từ mức 8,6$ vào đầu tháng 12/2016 thì tới thời điểm hiện tại (cuối tháng 2/2017), giá của Dash đã lên mức 29$ và khả năng sẽ vượt mức 40$ trong khoảng giữa tháng 3 này.Trong khi đó một đồng tiền khác cùng có tính năng riêng tư như Dash là ZEC thì lại đang khốn khổ với đà lao dốc không phanh. Sự khác biệt này có hể đến từ cơ chế phát triển hệ thống đặc biệt của Dash trong thời gian vừa qua, đồng tiền này đã tiến hành nằng cấp giúp người dùng dễ dàng sử dụng cho trao đổi và giao dịch hơn, giúp thúc đẩy các nhà đầu tư tiềm năng dẫn đến giá tăng cao trong thời gian vừa qua



Đầu tư và Đầu cơ đối với các loại tiền kỹ thuật số

Đầu tư và Đầu cơ đối với các loại tiền kỹ thuật số

Chúng ta thường nghe nói đến hai cụm từ "đầu tư" và "đầu cơ" khá nhiều và thường thì người ta hiểu nghĩa "đầu tư" là khá tích cực còn từ "đầu cơ" được hiểu với nghĩa khá tiêu cực. Thông thường thì những người chủ trương "đầu cơ" cũng thường nhận mình là nhà "đầu tư" và ít người nhận mình là "đầu cơ". Vậy làm thế nào để phân biệt thế nào là "đầu tư" và thế nào là "đầu cơ" nhất là đối với một xu hướng công nghệ đầy mới mẻ với các loại tiền kỹ thuật số?

Vậy thế nào là đầu tư? Đầu tư là một hoạt động mà khi cung cấp một khoản tiền và mong đợi một khoản lợi nhuận hợp lý trong tương lai. Khi đầu tư người ta thường mong đợi tạo ra một nguồn thu nhập tăng trưởng một cách bền vững với mức lợi nhuận hợp lý chứ không phải một mức lợi nhuận quá cao, vì thông thường lợi nhuận lớn thường đi kèm với rủi ro lớn. Đầu tư đòi hỏi phải bảo toàn được vốn.

Còn thế nào là đầu cơ? Đầu cơ là một hoạt động bỏ tiền ra và kỳ vọng sẽ thu được một khoản tiền lãi rất lớn trong tương lai. Đầu cơ thường chấp nhận mất vốn nhưng kỳ vọng lãi gấp nhiều lần. Đầu cơ không quan tâm đến tạo ra dòng thu nhập hoặc tăng trường đều đặn mà chỉ cần lãi tăng trưởng bùng nổ và rút ngay. Đầu cơ tiền kỹ thuật số cũng khá giống với đầu cơ chứng khoán đó là có thể găm giữ một số lượng lớn sau đó dùng các biện pháp nào đó khiến cho thật đông người lao vào mua để đẩy giá lên cao rồi từ từ bán đi.

Đầu tư và Đầu cơ đối với các loại tiền kỹ thuật số

Sự khác nhau giữa đầu tư và đầu cơ:

  • Đầu tư vào một loại tiền kỹ thuật số thì người đầu tư thường quan tâm đến bản chất của nó và những yếu tố giúp cho loại tiền kỹ thuật số đó trở nên hữu ích và mang lại giá trị thiết thực cho người dùng của nó. Đó có thể là những điểm độc đáo của công nghệ, tài năng và sự cam kết của nhóm những người phát triển, kế hoạch tăng trưởng bền vững...
  • Trong khi đó những người đầu cơ tiền kỹ thuật số thường quan tâm đến giá, lượng giao dịch trên sàn, độ khó khi đào... mà ít khi quan tâm đến nhóm lập trình, các công nghệ, định hướng phát triển.
  • Đầu tư vào một loại tiền kỹ thuật số đòi hỏi người đó phải dành thời gian nhiều để tìm hiểu mọi khía cạnh về nó một cách thấu đáo từ thuật toán, định hướng phát triển, những thành viên của nhóm phát triển, cách họ có nguồn cấp vốn, mức độ cam kết, năng lực của những thành viên nhóm, xu hướng công nghệ trên thị trường, một số đối thủ cạnh tranh... Bởi vậy một nhà đầu tư thường không có sức để nghiên cứu về nhiều loại mà chỉ tập trung được vào một vài loại nhất định.
  • Còn người đầu cơ thì không quan tâm cụ thể nên có thể mua rất nhiều loại, đợi tăng giá và bán chứ ít khi theo đuổi một cách lâu dài và ít khi trung thành với một loại coin nhất định nào.
  • Đầu cơ có thể có lãi khủng trong một thời gian ngắn, và nếu may mắn anh ta có thể có lãi khủng nhiều lần. Ngược lại đầu tư hiếm khi có thể có lãi lớn vì anh ta phải nghiên cứu cẩn thận nên đôi khi mất cơ hội mua được giá rẻ nhưng bù lại khả năng thất bại là rất thấp, và trong dài hạn thì vẫn có lãi nhiều, thậm chí nhiều hơn đầu cơ vì ít có yếu tố may rủi.
                                                                                                      Nguồn: dashvn.blogspot.com
Có những nhân tố chính nào trên thị trường tiền kỹ thuật số (cryptocurrency)

Có những nhân tố chính nào trên thị trường tiền kỹ thuật số (cryptocurrency)

Giống như thị trường chứng khoán, thị trường tiền kỹ thuật số cũng có nhiều nhân tố bên ngoài những nhà đầu tư, nhà đầu cơ thông thường. Những nhân tố này hàng ngày tác động vào thị trường làm cho thị trường có những biến động giá lên xuống thất thường và khó đoán. Vậy đó là những nhân tố quan trọng nào? Xu hướng phát triển trong tương lai sẽ ra sao? Và ảnh hưởng của nó đối với thị trường như thế nào?


Thị trường tiền kỹ thuật số vốn khá hỗn loạn vì không có được sự kiểm soát chặt chẽ bởi các tổ chức chính phủ như thị trường chứng khoán cho nên chúng ta thấy có nhiều hiện tượng làm giá dẫn đến sự thổi giá lên cao trong một khoảng thời gian ngắn nhưng giá sau đó lại tụt xuống ngay.

Vậy chúng ta hãy tìm hiểu về các nhân tố này nhé:

1. Các thợ mỏ hay thợ cày


Thợ mỏ (miners) hay còn gọi là thợ cày trong ngành tiền kỹ thuật số là những người đầu tư máy móc để thực hiện công việc xác thực cho các giao dịch và anh ta được trả công bằng số coin được sinh thêm. Hầu như tất cả các loại coin đều trả công cho thợ mỏ là 100% số coin sinh ra trừ Dash. (Dash chỉ dành 45% số coin được sinh ra cho các thợ mỏ, và 10% dành cho các developers, còn lại 45% tiếp theo trả cho các chủ của masternode, đây là một nhân tố quan trọng đối với Dash mà chúng ta có thể tham khảo trong bài viết: Tìm hiểu về hệ sinh thái của Dash và Các câu hỏi thường gặp về Masternode)

Công việc của thợ mỏ là duy trì máy móc chạy một cách ổn định và liên tục để xác thực các giao dịch. Những thợ mỏ này phải cạnh tranh với nhau để có được tốc độ đào cao và khả năng xúc trúng cao. Thường thì công việc này được thực hiện bởi máy móc đào mỏ và những cỗ máy này thường phải chạy đua về mặt tốc độ nên khả tốn điện. Và ngoài chi phí đầu tư máy móc mới thì tiền điện là một trong những chi phí đáng kể của các anh thợ mỏ.

Có những nhân tố chính nào trên thị trường tiền kỹ thuật số (cryptocurrency) 1

Chúng ta thấy rằng cuộc đua về trang bị công nghệ của các thợ mỏ khá là tốn kém, nếu không có thiết bị hiện đại thì lại tốn điện mà kiếm được ít cho nên đây là một công việc khá rủi ro và cũng mạo hiểm. Thường các loại coin mới ra thì chỉ có thể đào được bằng CPU và card đồ hoạ, nhưng CPU thường tốc độ rất thấp nên không đáng kể và lại tốn điện, còn lại là card đồ hoạ. Nhưng với những loại coin ra đời khá lâu thì người ta đã chế được các máy đào chuyên dụng có tốc độ nhanh hơn card đồ hoạ nhiều lần. Đối với các loại coin có nhiều người sử dụng thì mua máy chuyên dụng đỡ rủi ro, còn lại các loại coin mới mà mua máy chuyên dụng thì rất rủi ro, vì chẳng may nếu loại coin đó mất giá thì máy đào chuyên dụng này không còn sử dụng vào việc gì khác vì nó thiết kế chỉ để đào cho một thuật toán nhất định. Còn card đồ hoạ thì vẫn còn nhiều loại coin khác mới phải dùng để đào, hoặc nếu không còn bán được cho người chơi game hay thiết kế đồ hoạ.

Các loại coin thì có giá trên thị trường khá biến động mà công việc của thợ mỏ đòi hỏi phải đầu tư liên tục và có chi phí tiền điện hàng tháng nên anh ta khó mà giữ được coin mình đào lâu, trừ những người đào vì đam mê, nhưng những người đam mê mà không chuyên nghiệp thì cũng không đào được nhiều. Bởi vậy hầu hết các anh thợ mỏ này đều thường nhanh chóng bán ngay số coin mình đào được để thu về tiền mặt vì tiền mặt ít biến động về giá hơn. Nếu thích coin nào anh ta có thể giữ riêng cho mình một ít, còn lại phải trả cho chi phí khấu hao máy móc và tiền điện.

Thường cánh thợ mỏ (thợ cày) này cũng ít khi trung thành với một loại coin nào mà chỉ đào coin nào khi có lãi, một số ít người thích giữ lại một số lượng nhất định vài loại coin anh ta thích nhưng nếu xuống giá quá thì anh cũng bán luôn. 

2. Dân đầu cơ (speculators) hay còn gọi là dân buôn coin (traders) hay còn gọi là dân chơi coin


Đây là những người thường thực hiện các giao dịch mua bán coin trên các sàn giao dịch, họ giao dịch khá thường xuyên với nhiều loại coin khác nhau. Có thể xem đây giống như những người chơi chứng khoán trên các sàn chứng khoán thông thường (trừ nhà đầu tư dài hạn).

Dân buôn coin này cũng có nhiều loại, loại chơi nhỏ có ít vốn thường mua vào bán ra các loại coin anh ta thích nhưng cũng không mấy trung thành với loại coin nào đó lâu mà dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý thị trường. Hiếm có dân chơi coin nào trụ vững được lâu vì sau một thời gian anh ta hết vốn và thất vọng rời bỏ thị trường.

Có những nhân tố chính nào trên thị trường tiền kỹ thuật số (cryptocurrency) 2

Loại chơi coin lớn hơn thường có khá nhiều tiền nhưng anh ta là những kẻ nhạy bén và thông minh, thường anh ta khá hiểu biết các kỹ thuật giao dịch trên sàn và tâm lý bầy đàn của thị trường. Những người này thường có thể tạo nên các đợt sóng trên các sàn giao dịch coin và thường có thể đẩy giá coin lên cao hoặc xuống thấp (nhất là đối với các loại coin mới có lượng giao dịch không nhiều trên thị trường) qua đó có thể kiếm lại những lợi nhuận lớn. Đây được coin là điển hình của các tay chơi thao túng thị trường. Những tay chơi coin nhỏ thường là con mồi cho những tay chơi lớn kiểu này.

3. Giới hackers và tội phạm mạng


Hackers cũng là những thành phần quan trọng của thị trường tiền kỹ thuật số. Anh ta có thể hack vào một vài hệ thống nào đó và đánh cắp được khá nhiều thông tin về thẻ tín dụng của người sử dụng ở đó nhưng nếu rút ra tiền thì rất dễ bị lộ và bị bắt nhất là đánh cắp một số lượng lớn, bởi vậy anh ta có thể dùng các thẻ tín dụng này để mua tiền kỹ thuật số để lấy Bitcoin rồi sau đó lại chuyển sang mua coin khác (thường là các loại coin ẩn danh, đặc biệt loại coin hoàn toàn mã hoá không có chút minh bạch nào như Monero) rồi lại bán đi để rút ra tiền mặt. Đây là một chiêu rửa tiền của tội phạm trên mạng.

Có những nhân tố chính nào trên thị trường tiền kỹ thuật số (cryptocurrency) 3

Hackers cũng có thể bán danh sách thẻ tín dụng cho những dân tôi phạm mạng mới vào nghề và những người này cũng có thể làm những cách tương tự để rửa tiền. Ngoài ra dân buôn lậu trên mạng cũng có thể áp dụng cách tương tự.

Đối với hackers và tội phạm mạng, họ chỉ dùng tiền kỹ thuật số làm phương tiện cho công việc của họ chứ chẳng mấy khi trung thành với một loại coin nào nhất định. Xong việc họ chuyển sang tiền mặt chứ ít khi giữ lại dưới dạng tiền kỹ thuật số.

4. Giới lập trình


Đây là những người hiểu biết sâu về kỹ thuật, và thường họ là những lập trình viên giỏi, họ có thể tạo ra các loại tiền kỹ thuật số mới bằng cách cải tiến dựa vào những loại tiền kỹ thuật số đã có trên thị trường. Thường thị họ mang đến một số cải tiến và sáng tạo nhất định cho các loại coin của mình.

Có những nhân tố chính nào trên thị trường tiền kỹ thuật số (cryptocurrency) 4

Hiện tại chưa có nhiều người thuộc nhóm này trong hệ sinh thái tiền kỹ thuật số vì công nghệ này còn khá non trẻ và có độ phức tạp cao, chưa có nhiều sự chuẩn hoá và thường phải làm việc ở mức thấp của hệ thống. Tuy vậy, đây là một đối tượng mang lại nhiều giá trị cho hệ sinh thái tiền kỹ thuật số nhất, những sáng tạo của họ thúc đẩy sự phát triển của cả lĩnh vực này. 

Theo cách truyền thống của các loại coin (trừ Dash) thì thường những lập trình này sẽ tự đào cho mình một số lượng coin nhất định rồi mới tung ra thị trường (cách này gọi là premine) và cộng đồng sẽ cùng nhau giao dịch với nó, đào nó, và làm cho giá giao dịch của nó tăng lên. Tiếc thay, lượng đông nhất là dân đào và dân đầu cơ mà những người này ít trung thành với coin mà chỉ tập trung kiếm lợi cho mình nên sau khi ra mắt giá trị coin lên cao một thời gian rồi nhanh chóng suy giảm khiến cho những người lập trình nếu có nắm giữ một số lượng lớn nhưng vì nó sụt giảm giá trị nên chẳng bao lâu sẽ mất mất động lực tài chính để làm việc, vì anh ta cũng cần có tài chính để duy trì cuộc sống, cho dù nhu cầu tài chính của anh ta có ít hơn nhiều so với dân đào mỏ.

5. Giới đầu tư dài hạn


Giới đầu tư này là những người am hiểu về kỹ thuật, có tiền hoặc có nhiều thời gian và tài năng như marketing, truyền thông, kinh tế học,... và muốn đầu tư vào phát triển công nghệ này, và giới đầu tư dài hạn này là rất cần thiết phải có bên cạnh những người lập trình để những người lập trình có thêm tài chính và động lực cho sự phát triển. Những người này cũng có mong đợi về việc sinh lợi nhuận nhưng mong đợi của anh ta hợp lý hơn chứ không quá kỳ vọng vào lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn như giới đầu cơ.

Có những nhân tố chính nào trên thị trường tiền kỹ thuật số (cryptocurrency) 5

Những người đầu tư dài hạn này cũng đầu tư nhiều thời gian và công sức và đồng hành cho việc phát triển các loại coin nên có thể coi đây là một đối tượng quan trọng trong những nhân tố phát triển của coin.

Thường các lập trình viên khi tạo ra coin mới ít khi chú ý đến đối tượng này mà nhầm tưởng rằng chỉ cần có công nghệ thật tốt hay có nhiều các thợ mỏ và những tay đầu cơ trên thị trường mới là người giúp mình nên thường có rất nhiều dự án coin không thành công hoặc bùng lên một thời gian và sau đó lại xẹp dần.

Tuy quan trọng, nhiệt huyết và trung thành nhưng đối tượng này lại không nhiều nên để thu hút được nhiều đối tượng này thì cũng giúp cho coin có thêm cơ hôi tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, để nhận ra được những đối tượng như thế này lại chẳng dễ dàng.

6. Người dùng


Nói chung, hầu hết các nhóm trên cũng có sự trùng lặp nhau, ví dụ người lập trình cũng có thể là thợ mỏ hay nhà đầu tư, và tương tự vậy người đầu cơ cũng có thể là thợ mỏ hay lập trình viên, và tất cả các nhóm đó đều là người dùng của hệ sinh thái tiền kỹ thuật số.

Hầu hết các loại tiền kỹ thuật số đều đang ở trong giai đoạn rất là khởi đầu trong ngành công nghệ này, cho nên hiện tại hầu hết người dùng thường đều trong nhóm 5 đối tượng trên, trừ Bitcoin đã có thời gian phát triển khá lâu nên có thêm một ít đối tượng người dùng thông thường bên ngoài. Nhưng Bitcoin lại có nhiều nhược điểm như tỷ giá biến động chênh lệch quá cao, thời gian xác thực rất lâu, địa chỉ rất loằng ngoằng phức tạp... nên người bình thường sẽ cảm thấy e ngại khi sử dụng và thường bỏ nó sang một bên và quay trở lại với các phương tiện truyền thống của họ như thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, Paypal,...

Để thu hút được nhiều người dùng hơn nữa công nghệ tiền kỹ thuật số còn cần phải có rất nhiều cải tiến để khắc phục được những nhược điểm hiện tại của nó mà việc đó lại phụ thuộc rất nhiều vào thời gian và cố gắng của những lập trình viên.

Nhận biết các đối tượng khác nhau này rất quan trọng vì mỗi đối tượng này lại có những cách khác nhau ảnh hưởng lên hệ sinh thái của một loại tiền kỹ thuật số, và chính điều này tác động đến sự phát triển của nó trong tương lai lâu dài. Một loại tiền kỹ thuật số càng có nhiều những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dài hạn thì nó càng có nhiều cơ hội tồn tại và phát triển lâu dài, còn loại nào có nhiều nhân tố ngắn hạn, ít nhân tố dài hạn thì khả năng thất bại sẽ cao hơn.

                                                                                                        Nguồn: dashvn.blogspot.com
Phát hiện lỗi trên Cloudbleed gây ảnh hưởng tới người sở hữu Bitcoin

Phát hiện lỗi trên Cloudbleed gây ảnh hưởng tới người sở hữu Bitcoin

Ngày 17/2, một cá nhân đã phát hiện ra một lỗi với các cơ sở hạ tầng Cloudflare, rất nhiều công ty Bitcoin sử dụng Cloudflare để bảo vệ DoS và các dịch vụ khác. Mức độ nghiêm trọng của lỗi này được cho là rất xấu, và các thông tin bảo mật trong tài khoản Bitcoin nên được thay đổi.
Giá Bitcoin vượt đỉnh cao nhất trong lịch sử

Giá Bitcoin vượt đỉnh cao nhất trong lịch sử

Gia bitcoin vuot dinh trong lich su
Biểu đồ giao dịch Bitcoin ngày 23/2/2017, giá Bitcoin đã vượt kỷ lục cao nhất vào năm 2013, giá đạt kỷ lục 1168 USD/Bitcoin.

Giá Bitcoin cao kỷ lục

Giá Bitcoin vừa mới đạt được mức giá cao kỉ lục nhất từ trước tới nay. Trong suốt vài tuần qua, biến động giá của đồng tiền điện tử Bitcoin làm cho nhiều nhà đầu tư lo lắng. Tin Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc áp đặt các quy định mới cho các sàn giao dịch Bitcoin ở Trung Quốc gây rối loạn thị trường nhưng giá Bitcoin vẫn tiếp tục tăng.

Theo một vài chỉ số giá Bitcoin khác nhau giữa các trang web, Bitcoin đạt mức 1165 USD vào ngày 30/11/2013. Giá chỉ cao trong một khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng bị suy giảm cho tới bây giờ. Năm nay giá Bitcoin đã đạt giá trị 4 con số nối gót năm 2013. Việc vượt mức kỷ lục năm 2013 cũng gây ra một chút tranh cãi ví dụ như có tin đồn về sàn giao dịch Mt Gox đã làm cho giá Bitcoin chạm mức 1236 USD/Bitcoin vào ngày 04/12/2013.