Sunday, February 24, 2019

Giá bitcoin hôm nay 24/2: Bitcoin đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2019

Giá bitcoin hôm nay 24/2: Bitcoin đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2019

Vào đúng 0h ngày 24/2, Bitcoin đã thực hiện một cú pumd khá mạnh,đưa Bitcoin vượt mốc 4000$ lần đầu tiên trong năm 2019, cũng từ đó, toàn bộ thị trường tăng mạnh theo đà tăng của bitcoin.

Bitcoin thực hiện cú pumd vượt ngưỡng kháng cự tâm lý 4000$

Tại thời điểm viết bài, giá bitcoin theo coinmarketcap đang ở mức 4168$ , tăng khoảng 5% trong 24h qua, ETH đạt mức 160$, tăng 10% trong 24h, ngoài ra các coin trong top 10 đều tăng mạnh.
Trong top 100 cryptocurrency thì có tới hơn 90% các mã đều tăng giá, toàn bộ thì trường được bao phủ bởi sắc xanh, tâm lý thị trường khá hưng phân.
Giá bitcoin hôm nay 24/2: Bitcoin đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2019
Top 10 cryptocurrency đều tràn ngập trong sắc xanh

Sau khi vượt ngưỡng 4000$ thì mục tiêu tiếp theo được nhiều người kì vọng là bitcoin sẽ vượt ngưỡng 5000$ trong thời gian tới để chấm dứt chu kì downtren kéo dài suốt 14 tháng qua



Theo số liệu thống kê từ Coinmarketcap, BTC được giao dịch nhiều nhất trên sàn BitMEX, khối lượng giao dịch trong 24h qua chạm mốc $1,92 tỷ. Hai sàn giao dịch xếp sau về khối lượng giao dịch BTC lần lượt là CoinBene ($415,90 triệu) và Bgogo ($291,68 triệu).

Bitcoin đã chạm đáy rồi

Roger Quantrillo là chuyên gia phân tích kỹ thuật trong lĩnh vực tiền mã hóa. Trang twitter cá nhân của ông đạt hơn 5.000 người follow trên khắp thế giới.
Quantrillo gần đây đã giải thích biến động giá Bitcoin từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2019 giống như sự phục hồi và sụp đổ của BTC trong chu kỳ thị trường trước đó. Cụ thể là, sau khi BTC vượt qua đường xu hướng tăng dài hạn, phải mất 434 ngàyđể đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới chạm đáy vào năm 2015.



Bitcoin: History doesn't repeat itself but it often rhymes..🧐 Not exactly the same price action as 2014/15 but in terms of Time perfectly on Point! Take a minute ore two and take a closer look please..tell me what you think?... @crypToBanger



“Bitcoin: Lịch sử chắc chắn sẽ không lặp lại nhưng nó thường có vần điệu… Không hoàn toàn giống với biến động giá như năm 2014-2015 nhưng về mặt thời gian thì hoàn hảo tại thời điểm này! Hãy dành 1 hoặc 2 phút để xem xét kỹ hơn và nói cho tôi biết đều mà bạn nghĩ?”
Khi Bitcoin (BTC) thực sự chạm đáy ở mức $3.150 vào ngày 14/12/2018, điều đó có nghĩa là thị trường gấu đang diễn ra cũng phải mất 434 ngày để chạm đáy sau khi phá vỡ đường xu hướng tăng dài hạn.
Từ đó, Quantrillo đưa ra kết luận nếu chu kỳ trước lặp lại một lần nữa, BTC sẽ cần phải vượt qua mức $4.500 vào cuối năm 2019 để xác nhận thời điểm thị trường gấu trút hơi thở cuối cùng.

Thị trường tiền mã hóa hiện nay hao hao như năm 2015

Roger Quantrillo không phải là nhà phân tích duy nhất đưa ra sự tương đồng giữa mùa đông cryptocurrency hiện tại với mùa đông tiền mã hóa hồi năm 2014 và 2015.
Filb Filb, nhà phân tích kỹ thuật lão luyện, cũng lưu ý rằng có những điểm tương đồng đáng kinh ngạc của quá trình tiền-halvening giữa năm 2015 và 2019. Theo biểu đồ từ Filb, BTC có thể đã thiết lập mức đáy dài hạn ở mốc $3.150 vào giữa tháng 12, khi BTC nhanh chóng di chuyển dưới đường trung bình động.
Thú vị thay, một chuỗi các sự kiện tương tự đã xảy ra khi BTC tìm thấy đáy vào đầu năm 2015, khoảng 1,5 năm trước khi phần thưởng khối 2016 bị giảm. Nếu chu kỳ lặp lại, Bitcoin có thể sẽ bắt đầu phục hồi trong 441 ngày tiếp theo. Mức giá phục hồi có thể đạt đến $10.000 trước khi sự kiện halvening tiếp theo xảy đến.
Ngoài Quantrillo và Filb, Tiendientu.org còn ghi nhận thêm ý kiến phân tích của Alex Melen, một doanh nhân người Mỹ có niềm đam mê với tiền mã hóa, và Trader Jones, trader nổi tiếng trên công đồng Twitter.
Alex Melen lưu ý rằng Bitcoin đã chạm đáy lần cuối cùng khi BTC sụt giảm dưới đường trung bình động 50 và 200 ngày, tương tự với những gì đã xảy ra vào giữa tháng 11. Tương đồng quan điểm với Filb, Trader Jones bổ sung thêm chỉ số RSI và cấu trúc biểu đồ hiện tại tương tự như những gì đã xảy ra vào đầu năm 2015.
Và bitcoin có thể Uptrend trong 2019 hay không thì mời bạn đọc tham khảo bài viết: 10 lý do bitcoin sẽ bùng nổ trong năm 2019

Saturday, February 23, 2019

Datalight - Công cụ phân tích cơ bản và tâm lý thị trường bằng data cho anh em Crypto

Datalight - Công cụ phân tích cơ bản và tâm lý thị trường bằng data cho anh em Crypto

Hôm nay mình sẽ giới thiệu với anh em Crypto Trader 1 công cụ rất hay dùng để phân tích tâm lý (market sentiment) và phân tích cơ bản cho các đồng coin trên thị trường crypto, tên là Datalight. Bên cạnh biểu đồ giá, Datalight có thể là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho anh em trước khi bấm nút vào lệnh, và quan trọng hơn là nó miễn phí. 

Datalight - Công cụ phân tích cơ bản và tâm lý thị trường bằng data cho anh em Crypto


Vào xem Datalight ở đây nhé anh em. 

Datalight là gì?


Datalight là 1 dự án tổng hợp và sử dụng các dữ liệu trên thị trường crypto để phân tích và cho ra các chỉ số cơ bản, Crypto trader có thể tham khảo các chỉ số này để thấy được tâm lý thị trường hiện tại, cũng như tâm lý của từng đồng coin. Datalight cũng có thể được dùng để tìm kèo trade coin rất tốt. 

datalight-traderviet1.

Đội ngũ Datalight khẳng định rằng họ phân tích hơn 3 triệu tin nhắn trên các mạng xã hội và gần 10 triệu giao dịch crypto trên các sàn cryptocurrency để cho ra các chỉ số này. Các chỉ số mà Datalight tổng hợp được khá là lạ và không giống các chỉ số cơ bản trên thị trường tài chính thông thường, mà nó liên quan hơn đến độ phổ biến và được nhắc tới (hype) trên các mạng xã hội.

Datalight - Phân tích các chỉ số cơ bản và tâm lý của thị trường crypto


Dưới đây là các chỉ số cơ bản và tâm lý mà đội ngũ Datalight tổng hợp được từ cơ sở dữ liệu khổng lồ của họ. Mỗi chỉ số đều có ý nghĩa và cách phân tích riêng.

Để xem được các chỉ số tâm lý cho toàn thị trường, anh em bấm vào thẻ Market.

Để xem chỉ số cho 1 đồng coin, anh em bấm vào đồng coin đó trên bảng xếp hạng, hoặc tìm kiếm tên coin trong ô Search.

datalight-traderviet7.

Các chỉ số như sau: 

  • CVIX (Crypto volatility index)
Chỉ số CVIX dựa trên chỉ số VIX của thị trường tài chính. Chỉ số VIX được xây dựng bởi CBOE (Chicago Board Option Exchange) và nó đo mức độ biến động dự kiến của 30 ngày tới. Nó được tính toán từ cái chỉ số options của thằng Market cap.

datalight-traderviet6.

VIX là một trong những chỉ số đo lường Market Sentiment (tâm tính thị trường) tuyệt vời nhất cho Trader và Investor hiện nay, do đó nó nên là chỉ số đầu tiên mà anh em crypto nên tham khảo trước khi trade coin. Chỉ số CVIX đo lường tâm lý sợ hãi (fear) và tham lam (greed) của thị trường crypto tại 1 thời điểm nhất định, dựa trên tổng vốn hoá (market cap): 

  • CVIX tăng và Market cap tăng => SP 500 có thể giảm.
  • CVIX tăng và Market cap giảm => xu hướng giảm của Market cap được hỗ trợ tốt
  • CVIX giảm và Market cap tăng => xu hướng tăng của Market cap được hỗ trợ tốt
  • CVIX giảm và Market cap giảm => Market cap có thể tăng trở lại
  • Sharpe ratio: là 1 chỉ số khác cũng bắt nguồn từ thị trường tài chính và nó đo lường hiệu suất của 1 đồng coin được điều chỉnh cho rủi ro của nó. Đây là chỉ số cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, nên kết quả mà nó cho ra rất khách quan. Chỉ số Sharpe ratio càng cao thì lợi nhuận của đồng coin càng lớn, với cùng 1 rủi ro như nhau. Sharpe ration càng thấp thì đồng coin đó càng không cho ra lợi nhuận.
datalight-traderviet5.
  • BTCX (bitcoin index): khá giống với chỉ số Bitcoin Dominance, nhưng khác ở chỗ nó là tỷ lệ giữa tổng vốn hoá 5 đồng coin lớn nhất và vốn hoá của Bitcoin. BTCX cho thấy 1 bức tranh rõ ràng hơn về mối quan hệ giữa Bitcoin và toàn thị trường crypto. BTCX lấy ý tưởng từ cách tính chỉ số đo sức mạnh của đồng đô la USD Index so với các đồng tiền còn lại trong rổ tiền tệ. BTCX càng cao tức là Bitcoin đang chiếm vốn hoá nhiều hơn trong rổ 5 đồng coin.
datalight-traderviet4.

Datalight - 2 chỉ số quan trọng: Buy Market và Hype Index


Hai chỉ số quan trọng nhất mà Datalight tổng hợp được là Buy market và Hype Index, cũng là thứ làm cho Datalight giá trị hơn các công cụ đo lường chỉ số khác: 

Buy Market là tổng số người đặt lệnh buy market (lệnh mua thị trường) của 1 đồng coin tại 1 thời điểm nhất định. Buy Market càng cao cho thấy 1 số lượng lớn các tradercá nhân đang bị đồng coin hấp dẫn ở thời điểm hiện tại, nên đã đặt lệnh mua thị trường. Ngược lại, nếu chỉ số Sell Market cao tức là thị trường đang có hoảng loạn và bán tháo.

datalight-traderviet2.

Hype Index đo lường mức độ quan tâm của công chúng mà đồng coin đó nhận được trên các trang mạng xã hội. Chỉ số Hype Index này cho biết 1 đồng coin có đang được quan tâm trên mạng xã hội hay không, từ đó dự đoán khả năng tăng giá trong tương lai. 

Anh em từ từ mà ngâm cứu công cụ Datalight này nhé

                                                                                                       Theo: Nhật Hoài - Traderviet
Lịch sử bong bóng hoa Tulip và bài học cho cơn sốt Bitcoin – Kỳ 1

Lịch sử bong bóng hoa Tulip và bài học cho cơn sốt Bitcoin – Kỳ 1

Ngày nay, bất cứ ai du lịch đến với Hà Lan – xứ sở của các loài hoa – đều không thể không chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa Tulip, một biểu tượng trên mọi nẻo phố của đất nước này. Song ngạc nhiên thay, ít có ai biết rằng loài hoa này vốn xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ và đã trải qua một thập niên thương mại “điên đảo” trước khi trở thành một biểu tượng đẹp và có đôi phần đau thương của con người nơi đây.

Lịch sử bong bóng hoa Tulip và bài học cho cơn sốt Bitcoin – Kỳ 1


Trích dẫn, dịch và tóm tắt từ tác phẩm “Extraordinary Popular Delusion của Charles Mackay, 1835 – Chương The Tulipomania”.
Hơn nữa, nhìn về cơn sốt Bitcoin trong giai đoạn vừa qua, không thể không nhớ đến câu chuyện về nguồn gốc của loài hoa Tulip đầy ly kỳ này. Do đó, xin quý độc giả hãy chiêm nghiệm diễn biến câu chuyện trên và tự rút ra bài học cho mình dựa trên tác phẩm Extraordinary Popular Delusion của ngài Charles Mackay.


Nguồn gốc của loài hoa xứ Thổ


Hoa Tulip – như tên gọi vốn có của nó – thật ra lại có nguồn gốc từ Constantinople (ngày nay chuyển tên thành Istanbul – thủ phủ của Thổ Nhĩ Kỳ) và được giới thiệu vào khu vực Tây Âu những năm giữa thế kỷ 16.

Conrad Gesner, người tự nhận mình là dân Châu Âu đầu tiên đã thấy cành hoa Tulip đầu tiên vào năm 1559 tại một vườn hoa đẹp tại Augsburg và giới thiệu về cho giới nhà giàu tại Hà Lan, chưa bao giờ nghĩ rằng loài hoa này sẽ trở nên một hiện tượng khuynh đảo cả một vùng trời châu Âu chỉ một thời gian ngắn sau đó.

8E1EBFEE-7045-4747-A40E-832FE9C353C7. ​
Bong bóng hoa Tulip: một bông hoa “sớm nở tối tàn” lại có giá hàng ngàn đồng Vàng.

Trong vòng 10 đến 11 năm kể từ khi Gesner phát hiện, hoa Tulip trở thành một món hàng xa xỉ được sưu tập sát sao bởi giới quý tộc Hà Lan và Đức. Giống Tulip đầu tiên cũng bắt đầu được gieo trồng ở Anh khi những thương nhân ở Vienna mang tới năm 1600. Cho đến 1634, danh tiếng của loài hoa này tăng lên một mức mà bất kỳ người nào có chút tài sản mà không sở hữu nó thì cũng giống như một gã nhà quê ít học vậy.

Một cá nhân không ở thời kỳ này sẽ nghĩ rằng nhất định phải có đặc tính gì đó đặc biệt khiến loài hoa này trở nên giá trị trong mắt vô số người như vậy: Có thể là bởi màu sắc tinh túy, mùi hương thơm ngát hay sự dẻo dai và ít chịu sâu bệnh. Tuy nhiên tất cả các suy nghĩ thông thường đó đều không đúng – bởi vì loài hoa này được bán với giá xa xỉ kinh ngạc chỉ vì sự khan hiếm và những lời khen ngợi dành cho nó.

Nhà thơ Cowley đã khen loài hoa Tulip:

Chẳng khác gì vàng bạc và lụa là, chỉ đôi mắt của những kẻ sang trọng nhất mới thực sự xứng đáng để ngắm nhìn vẻ đẹp đó.”
Nhà khoa học Beckmann thì cho rằng:

Loài hoa này là kiệt tác của tạo hóa, khi nó càng lớn lên đẹp đẽ thì lại càng mong manh và cần sự chăm chút, hệt như một tiểu thư cành vàng lá ngọc vậy.”

Cơn sốt hoa Tulip “điên loạn”


Đến năm 1635, sự cuồng tín trong giới nhà giàu Hà Lan cho loài hoa này đã cao đến mức hầu hết các hoạt động sản xuất – kinh doanh thông thường của đất nước bị đình trệ. Thay vào đó, hầu hết dân cư, kể cả những tầng lớp thấp bé nhất, cũng lao vào nuôi trồng và buôn bán những rặng bông Tulip này.

F409E52F-2C45-41E0-887B-AF40EF3D31B8.
Biểu đồ giá hoa Tulip.

Trước tiên xin quý độc giả ghi nhớ rằng tất cả đồng tiền ngày ấy đều làm bằng vàng nguyên chất với trị giá rất cao. 1 florin (tiền gốc Ý) ngày ấy nặng 3,5 gram vàng nguyên chất, tương ứng với 98 USD ngày nay. Với cơn sốt ngày càng gia tăng, đầu tiên người ta nghe kể đến một số thương nhân sẵn sàng “đầu tư” cả gia tài của họ cho 40 cành hoa Tulip với giá 100.000 florin. Sau đó, người ta lại tiếp tục truyền tai nhau về mức trả giá tăng kinh ngạc cho các chủng loại khác nhau của loài hoa này. Chẳng hạn như một bông Admiral Van Der Eyck sẽ bán đến 1.260 florin; một cành Viceroy sang trọng sẽ bán với giá 3.000 florin; và mắc nhất trong số đó, cành Semper Augustus, được cho là “khá rẻ” ở mức giá 5.500 florin, tương ứng với 540.000 USD một cành hoa theo thời giá ngày nay.

Vào một thời điểm năm 1636, có lời đồn rằng chỉ có đúng hai cành hoa tại Amsterdam thuộc giống loài Viceroy. Khát khao được sở hữu thứ hoa khan hiếm đó, một nhà đầu cơ sốt ruột đã đưa ra một lời đề nghị mua một cành Viceroy trên mà vẫn còn tồn tại như một huyền thoại đến thời hiện đại:

82533E90-9D9C-4AD3-BAC6-57446F4BEF28. ​
Lượng hàng hóa để đổi lấy 1 cành Viceroy tại thời điểm năm 1635.

Những con người xa xứ Hà Lan lâu nay vừa quay lại khi cơn sốt này ở đỉnh điểm, đôi khi trở thành trò cười bi thương cho sự thiếu hiểu biết của họ.

Một thương nhân giàu có sau chuyến tàu đã nói với anh thủy thủ của mình rằng sẽ thưởng cho anh ta một bữa cá no nê. Người thủy thủ này vô tình thấy trên bàn thương gia có một cành hoa trông giống củ hành tây, anh ta liền dùng bữa sáng của mình một cách ngon lành với “củ hành tây” này. Nhưng trớ trêu thay anh ta đâu biết rằng “củ hành tây” ấy chính là Semper Augustus, loài hoa đắt giá bằng toàn bộ chi phí cho đội tàu anh ta đi cả năm. Vài giờ sau đó, người thương nhân đã truy tìm ra kẻ tội đồ đã dùng bữa sáng bằng hoa Tulip và tống anh ta vào ngục chung thân.

Người ta còn kể về chuyện một nhà sinh vật học đã bị tống giam vì tò mò dùng dao bóc tách cành Admiral Van Der Eyck chỉ vì anh ta cảm thấy “củ hành tây” này thú vị.

C3AAEFE1-F364-4192-B248-4FA9E0F09664. ​
Cơn sốt hoa Tulip thời đó được kể lại qua nhiều bức họa.

Nguồn cầu cho loài hoa Tulip đã đạt đỉnh điểm khi giao dịch không chính thống nhiều đến mức Sở Giao dịch Chứng khoán Amsterdam lúc bấy giờ phải niêm yết chính thức hợp đồng hàng hóa hoa Tulip lên các chi nhánh tại Rotterdam, Harlaem, Leyden, Hoorn và nhiều thị trấn khác.

Trong cơn đầu cơ hỗn loạn, rất nhiều cá nhân đã giàu lên nhanh chóng.
Một cái bẫy vàng bạc đã được giăng ra trước mũi của bất kỳ kẻ nào tham lam: Hết người này đến người khác, ai nấy đều tham gia cuộc chơi như những con thiêu thân.Rất nhiều nhà đất hàng chục hecta được bán đi với giá rẻ mạt để đổi sang những cành hoa Tulip mỏng manh. Mọi người đều tin rằng niềm đam mê cho Tulip sẽ kéo dài vĩnh viễn, và khắp nơi trên thế giới sẽ đổ về Hà Lan để mua cho bằng được hoa Tulip, cho dù giá cả có cao cách mấy đi chăng nữa.