Thursday, January 19, 2017

Tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền mã hoá, tiền mặt kỹ thuật số... phân biệt giữa các cách gọi

Tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền mã hoá, tiền mặt kỹ thuật số... phân biệt giữa các cách gọi

Tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền mã hoá, tiền mặt kỹ thuật số... phân biệt giữa các cách gọi

Khi tìm hiểu về lĩnh vực tiền điện tử, bạn sẽ được nghe qua rất nhiều tên gọi khác nhau, nào là tiền ảo, tiền kĩ thuật số, tiền điện tử,... và bạn mặc định đó là những tên gọi khác nhau để chỉ những đồng tiền được số hoá như Bitcoin, Ethereum, Dash, Litecoin.... Sự thực của nó thì sao, nó không phải như bạn nghĩ đâu, sau đây mình xin chỉ rõ sự khác nhau của các cách gọi đó cho bạn tham khảo và để sau này gọi cho chính xác hơn.

Tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền mã hoá, tiền mặt kỹ thuật số... phân biệt giữa các cách gọi

Tiền ảo

"Tiền ảo" được dùng nhiều trong các trò chơi điện tử để các game thủ có thể trao đổi mua bán các vật phẩm trong game. Nó không liên quan gì đến các loại tiền giao dịch ở bên ngoài. Cũng có người dùng tiền ảo trong các giao dịch có tính chất cờ bạc hoặc chuyển các giá trị là các tài sản ảo (trong các trò chơi hoặc cá độ, cờ bạc trên mạng). Nói chúng từ "tiền ảo" được dùng từ rất sớm trong giới game thủ và cờ bạc, cá độ.

Tiền điện tử

Một từ khác cũng được dùng khá rộng rãi là "tiền điện tử", là từ được giới học thuật nghiên cứu từ khá lâu, nó được nghiên cứu để áp dụng cho giao dịch trong đời sống thực. Tuy nhiên, trong nghiên cứu người ta có áp dụng từ "tiền điện tử" này cho nhiều loại hình tiền tệ giao dịch khác nhau trong đó có bao gồm cả tiền mã hoá (crypto currency) như Bitcoin, Dash, ZCash,...


Tiền mã hoá (crypto currency) 

Nó được sử dụng nhiều với sự ra đời của Bitcoin và các hậu duệ của nó. Loại tiền điện tử này là ứng dụng của các kỹ thuật mã hoá nên thường gọi là tiền mã hoá.

Tiền kỹ thuật số, là một tên gọi khác của tiền điện tử và tiền mã hoá, nhưng nó không chỉ giới hạn trong giới nghiên cứu, cũng không chỉ giới hạn là loại tiền có sử dụng kỹ thuật mã hoá mà chỉ là loại tiền được dùng trong các giao dịch qua mạng.

Tiền mặt kỹ huật số (Digital Cash) 

Đây là một từ mới kể từ khi có Dash (Dash là viết tắt của Digital Cash) để nói về một loại tiền mã hoá mà có tốc độ xác thực nhanh chóng mà lại có tính riêng tư (không để lại dấu vết về các giao dịch trước) cao giống như thuộc tính của tiền mặt. Điều này vốn trước đây chưa từng có đối với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác nên cho đến hiện nay "tiền mặt kỹ thuật số" mới chỉ là thuật ngữ dành riêng cho Dash. Có thể trong tương lai, sẽ có những loại tiền cũng có các đặc tính này.

Bitcoin và vàng có mối tương quan như thế nào?

Bitcoin và vàng có mối tương quan như thế nào?


Một mối quan hệ cộng sinh giữa các kim loại quý và Bitcoin đã được hình thành trong những năm qua. Nó bắt đầu khi nhiều người kinh doanh vàng chấp nhận hình thức thanh toán bằng đồng tiền kỹ thuật số. Từ đó, mối quan hệ này ngày càng nở rộ.
Có ý nghĩa. Chuyên gia lập trình tiền tệ kỹ thuật số, Nick Szabo và người tạo ra Bitcoin với bút danh Satoshi Nakamoto, cả hai hiểu vàng là loại tiền tệ cơ bản cho việc trao đổi hàng hóa và họ đã phát triển Bitcoin dựa trên nền tảng này.
Bitcoin và vàng có mối tương quan như thế nào?
Bitcoin và vàng có mối tương quan như thế nào?
THÔNG TIN MẬT TRONG NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHÂU ÂU NHẬN ĐỊNH TIỀN ĐIỆN TỬ

THÔNG TIN MẬT TRONG NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHÂU ÂU NHẬN ĐỊNH TIỀN ĐIỆN TỬ

Trung tâm tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng đề nghị Digital Base Money (DBM) sẽ tương đương với tiền giấy, đại diện ngân hàng trung ương tuyên bố. Hình thức của DBM đã tồn tại, theo Mersch, đó là tiền gửi giữa ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các hộ gia đình và phi ngân hàng không được sử dụng tính năng này. DBM mới sẽ bao gồm tất cả mọi người.
THÔNG TIN MẬT TRONG NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHÂU ÂU NHẬN ĐỊNH TIỀN ĐIỆN TỬ
Ngân hàng trung ương châu Âu

Cách khôi phục lại địa chỉ chiếc ví Bitcoin của bạn?

Cách khôi phục lại địa chỉ chiếc ví Bitcoin của bạn?

Nhu cầu đối với một chiếc ví phần cứng đang tăng lên, cùng với đó là giá trị và sự phổ biến của các tệ kỹ thuật số. Có nhiều thiết bị trên thị trường giúp cho việc giữ Bitcoins an toàn bằng cách bảo quản lạnh. Tuy nhiên, nếu thiết bị bị mất, hư hỏng hay bị đánh cắp thì người dùng cần phải làm gì để lấy lại số Bitcoin của họ?…
cách khôi phục lại địa chỉ chiếc ví Bitcoin của bạn?

Bạn đã quên ví phần cứng của mình, làm gì bây giờ?

Ví phần cứng là một cách tuyệt vời để lưu trữBitcoin một cách an toàn. Có rất nhiều thiết bị khác nhau trên thị trường để lựa chọn nhưLedger, Trezor và ví Keepkey. Các thiết bị hoạt động như một lớp bảo vệ khóa riêng từ các lỗ hổng trực tuyến và yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, nó cũng có thể bị mất, hư thiết bị và thậm chí là bị đánh cắp. Điều đó là hoàn toàn có thể nhưng chúng ta thường không thích suy nghĩ về điều này.
May mắn thay, nếu bạn đã để mất ví phần cứng của mình, có một cơ hội tốt, bạn có thểkhôi phục Bitcoin bằng cách sử dụng cụm từ Seedcủa ví. Tất cả các ví phần cứng nêu trên có thể được khôi phục vào một thiết bị mới được mua hoặc ví như Electrum, Multibitvà Mycelium. Hơn nữa, quá trình khôi phục cũng có thể được áp dụng cho các ví điện thoại khác nhau và cả khóa riêng Bitcoin.

Khôi phục lại ví phần cứng Bitcoin từ Seed

Nếu bạn đã bị mất ví nhưng vẫn giữ được cụm từSeed, bạn hoàn toàn có thể sao lưu để khôi phục lại chiếc ví của mình. Ví dụ, với một thiết bị như Trezor, bạn có thể chuyển khóa riêng của mình để một Trezor mới. Nếu bạn mua một thiết bị mới từ công ty, bạn đi đến giao diện trực tuyến của họ và nhấn vào nút khôi phục. Để làm được điều này bạn cần có một cuốn sổ tay ghi lại cụm từ Seed của mình, nhưng nó thường có 12-18-24 ký tự. Sau khi nhập các từ ngẫu nhiên từ Seed của bạn, giao diện sẽ yêu cầu nhập mã Pin và thiết bị mới của bạn đã hoàn thành sao lưu.
Nếu bạn có một chiếc ví phần cứng Keepkey, bạn cũng có thể khôi phục lại Multibit và các ví khác. Các bước để phục hồi bắt đầu với việc mở Multibit và nhấp vào nút khôi phục trong giao diện mật khẩu. Một danh sách sẽ xuất hiện cho người dùng lựa chọn loại ví phần cứng được Multibit hỗ trợ. Nhập từ Seed theo thứ tự bạn viết chúng ra và chờ đợi để được xác nhận. Sau khi xác nhận mật khẩu, một màn hình báo cáo sẽ kết thúc và bây giờ bạn đã có thể truy cập vào các quỹ của mình.
Quá trình này cũng được áp dụng tương tự cho ví khác có hỗ trợ các cụm từ Seed cụ thể. Sử dụng một chiếc ví Mycelium để khôi phục thiết bị Ledger về cơ bản là cùng một phương pháp. Người dùng cần phải cài đặt mới phần mềm sợi nấm và nhấp vào “phục hồi bản sao lưu” ở màn hình khởi động. Tất cả các Seed của Ledger bao gồm 24 từ và bạn cần phải nhập từng từ một cùng một lúc trong quá trình khôi phục Mycelium. Sau khi các cụm từ Seed được hoàn thành, bây giờ bạn có thể chuyển toàn bộ quỹ đã được lưu trữ trên thiết bị Ledger của mình.

Sao lưu Seed của bạn có thể ngăn ngừa mất Bitcoin

Seed rất quan trọng để dự phòng khi sử dụng các thiết bị ví phần cứng và thậm chí cả các loại ví khác. Seed là một cụm từ dạng văn bản để con người có thể đọc được các khóa riêng của mình. Mã Mnemonic hoặc cụm từ Seed cần phải được ghi nhớ chính xác, nó có lợi cho con người để ghi lại và sao lưu Bitcoin. Giữ cụm từ Seed của bạn bí mật ở một vị trí an toàn là điều luôn được rất khuyến khích.
Nhiều người đã khôi phục Bitcoin của họ bằng cách sử dụng kỹ thuật này và có rất nhiều người có thể cho bạn lời khuyên về Seed. Ngoài ra, có rất nhiều xuất bản được đăng tải bởi các công ty ví có thể mang đến cho bạn một cách chính xác từng bước hướng dẫn để khôi phục Bitcoin.
Đôi khi những điều xấu có thể xảy ra với một chiếc ví Bitcoin, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể tránh khỏi.
Theo: Briannguyen.vn
Bitcoin được Abra mở rộng mạng lưới trên toàn cầu

Bitcoin được Abra mở rộng mạng lưới trên toàn cầu

Giám đốc điều hành Abra, Bill Barhydt mới đây đã tuyên bố rằng sẽ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp để mở rộng mạng lưới Bitcoin trên toàn thế giới. Điều này sẽ mang lại một cách dễ dàng để mọi người trao đổi tiền tệ địa phương của họ cho Bitcoin và ngược lại…
Tiền tệ kỹ thuật số trên mạng ngang hàng của Abra cho phép người dùng gửi hoặc nhận tiền ngay lập tức, đảm bảo tính riêng tư và an toàn mà không cần phải có tài khoản ngân hàng. Được thành lập vào năm 2014, công ty có trụ sở tại California, Abra dự định sẽ đưa ra các ứng dụng đầu tiên trong phiên bản beta chạy trên cả iOS và Androidvào năm sau và họ đã nhận được nguồn tài trợ lên đến 14.000.000 $.
Bitcoin được Abra mở rộng mạng lưới trên toàn cầu
Bitcoin được Abra mở rộng mạng lưới trên toàn cầu
Onecoin: 1 đồng tiền của sự lừa đảo

Onecoin: 1 đồng tiền của sự lừa đảo

Gần đây một xu hướng với nhiều lời đồn đại ầm ĩ về một loại tiền ảo có tính lừa đảo cao là Onecoin thu hút được một đội hình toàn các cao thủ hàng đầu thế giới về đầu quân cho họ như Pablo Munoz của Avon, DAVID IMONITIE từ Organo Gold và Jay Samit một chuyên gia công nghệ từ SeaChange International... Liệu điều này có thể có thật hay không hay chỉ là sự tung tin bịa đặt nhằm đánh lừa những dân kinh doanh, công nghệ nhưng lười tìm hiểu? Thật may mắn là chúng ta đều có thể tra cứu trên mạng Internet và biết được kết quả gần như tức thời.


Onecoin: 1 đồng tiền của sự lừa đảo

Sự lừa đảo của Onecoin

Đầu tiên chỉ cần gõ các tên này vào thanh tìm kiếm trên Google chúng ta có thể tìm thấy các trang hồ sơ cá nhân của những nhân vật này trên trang Linkedin.com một trang mạng xã hội về hồ sơ việc làm của các cá nhân, tiếc thay không một nhân vật nào trong danh sách những người nói trên nào có đề là đã từng hoặc đang làm việc cho Onecoin cả.

Onecoin khoe rằng đây là một loại tiền kỹ thuật số có công nghệ tiên tiến nhưng từ lúc ra đời cho đến bây giờ chưa ai có thể nhìn thấy một dòng mã nguồn của phần mềm của nó cũng như không thấy có thông tin nào nói về các thuật toán của nó. Giả sử đây là một đồng tiền siêu việt với công nghệ kỳ diệu thì liệu có thể tin vào một công nghệ không mở và không phi tập trung được không? Nếu không mở để ai cũng có thể kiểm chứng, không phi tập trung thì việc gì phải tin vào Onecoin mà không tin vào tiền đồng Việt Nam do chính phủ Việt Nam bảo trợ? Hoặc ai đó nói rằng chính phủ Việt Nam chưa đủ mạnh thì sao không dùng đô la Mỹ vì chính phủ Mỹ là người phát hành ra đô la Mỹ bảo trợ chẳng đáng tin hơn Onecoin hay sao? Người ta thích tiền kỹ thuật số vì tính phi tập trung của nó, mà muốn phi tập trung được thì phải có mã nguồn mở.

Vậy chẳng lẽ chúng ta tin vào một công ty ảo đa cấp hơn chính phủ các nước sao? Chúng ta tin vào Dash hay bitcoin là vì chúng ta có thể kiểm chứng được mã nguồn của nó và nó có công nghệ phi tập trung nên không ai có thể ngăn chặn hoặc phá vỡ nó.

Các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin, Dash, ZCash, Etherum,... là những loại tiền kỹ thuật số với công nghệ phi tập trung và mã nguồn mở. Muốn xem mã nguồn của Dash chúng ta hoàn toàn có thể xem được từng dòng lệnh của nó ở đây: https://github.com/dashpay/dash và nếu không thích phần mềm đã được biên dịch sẵn chúng ta có thể tải mã nguồn xuống, xem kỹ và biên dịch lại để đảm bảo nó không có mã độc nào được cài cắm trong đó.

                                                                           Nguồn: dashvn.blogspot.com

Nhược điểm của tiền điện tử Dash

Nhược điểm của tiền điện tử Dash

Tiền điện tử là một phát minh vĩ đại về công nghệ với những tính năng ưu việt, tuy nhiên các loại tiền nói chung và Dash nói riêng vẫn có nhiều nhược điểm quan trọng cần phải cải tiến hơn nữa.


Trước khi nói về nhược điểm của các loại tiền điện tử (hay còn gọi là tiền kỹ thuật số, tiền mã hoá, hay cryptocurrency) thì chúng ta hãy điểm qua những đặc điểm ưu việt của nó. Đầu tiên chúng ta có thể thấy tiền điện tử là phương tiện thanh toán phi tập trung tức là nó không phụ thuộc vào sự đảm bảo của một tổ chức hay quốc gia nào và do tính phi tập trung nên nó là phương tiện thanh toán trung lập không thể bị đánh sập được vì nó không tập trung ở đâu để mà có thể tập trung vào đó mà đánh phá. Thay vào đó, các nút mạng dẫu bị đánh sập thì lại có nút mạng khác thay thế ở nơi khác và khi nó bị sập thì chỗ bị đánh sập lại có thể nổi lên... Do vậy nó cũng không thể bị kiểm soát, và người ta chỉ có thể kiểm soát nó ở các đầu ra và đầu vào của nó, tức là người ta chỉ có thể kiểm soát ở chỗ người ta quy đổi từ tiền điện tử ra tiền thông thường do các chính phủ phát hành. Ví dụ nhà nước Trung Quốc không thể chặn được Bitcoin nhưng có thể cấm các ngân hàng không được phép cho các tài khoản tiền Nhân dân tệ giao dịch để mua bán Bitcoin, bởi vậy chỉ có thể làm yếu nó đi chứ không thể đánh sập hoàn toàn được nó. Ngoài ra còn các ưu điểm khác như an toàn, và riêng tư. Tức là nếu ví tiền điện tử của chúng ta cất riêng mà không kết nối mạng thì không ai lấy được tiền của họ. Rồi người sở hữu tiền điện tử có thể tìm cách ẩn danh để không để danh tính của mình bị các bên phát hiện. Các loại tiền riêng tư cao như Dash, ZCash, Monero thì có thể giữ cho các giao dịch ẩn danh mà không ai có thể phát hiện ra. Các loại tiền như Bitcoin, Dash,... lại có tính minh bạch nên cho phép các bên có thể kiểm chứng... Tiền điện tử cũng cho phép các giao dịch với mức phí giao dịch thấp...

Và tất nhiên nó cũng có khá nhiều nhược điểm mà hầu hết mọi người có thể dễ thấy như: Giá cả lên xuống thất thường, đây là điều mà người chấp nhận tiền kỹ thuật số không thích nhất vì lúc bán hàng giá của Bitcoin cao đến 1200 USD nhưng sau khi nhận nó rồi thì giá lại rơi xuống còn 700 USD thì người bán hàng phải chịu thiệt vì khi mua hàng từ nhà cung cấp thì lại khó mà mua được bằng tiền điện tử mà phải mua bằng tiền thông thường. Nhược điểm thứ hai của nó là tính phổ biến còn rất thấp nên ít người chấp nhận. Rồi sự phức tạp của nó khiến cho việc sử dụng nó không dễ dàng. Muốn gửi và nhận thì phải gửi qua các địa chỉ trông không thân thiện, vì nó là một dãy ký tự loằng ngoằng hoặc mã QR trông khá rối mắt. Còn khá nhiều những nhược điểm nho nhỏ khác nữa mà chắc các bạn có thể tìm thấy đâu đó trên mạng.

Tuy nhiên, điều này không phải là nhược điểm chính của các loại tiền kỹ thuật số. Nhược điểm chính của tiền kỹ thuật số là các động lực làm nó trở nên phổ biến lại chính là động lực để người ta giữ nó và không đem đi giao dịch. Với sự biến động về giá nên người ta thường muốn giữ nó lại để chờ nó tăng giá hoặc đợi khi nào giá trị cao mới đem bán mà không dùng nó trong các giao dịch hàng ngày khiến cho việc nó ít được đưa vào lưu thông, điều này làm cản trở cho việc tiền kỹ thuật số trở nên phương tiện thanh toán trong các giao dịch thông thường của cuộc sống.

Với Dash, điều này lại còn đúng hơn vì Dash có xu hướng tăng giá rất ổn định, bởi vậy người giữ Dash hy vọng giá trị của nó tăng lên và như thế người có Dash sẽ không đem nó ra trong các giao dịch thông thường. Một phần vì việc mua Dash cũng chưa được thuận tiện, bây giờ muốn mua Dash người ta phải mua Bitcoin rồi từ Bitcoin mới mua được Dash, chỉ có một số ít nơi có thể mua trực tiếp Dash từ đô la Mỹ.

Điều này lại tiếp tục là nhược điểm của Dash khi phiên bản tiếp theo của Dash lại cho phép người dùng dù không đủ 1000 Dash để lập masternode cũng có thể góp như kiểu tạo tài khoản tiết kiệm và có lãi suất. Điểm bất lợi cũng chính là ưu điểm của Dash, đó là giá của Dash thường rất ổn định và tăng dần một cách từ từ, nếu có thông tin mới về phiên bản mới ra mắt của phần mềm người ta thổi giá lên cao nhưng sau một thời gian xuống giá trở lại và tiếp tục từ từ tăng lên một cách khá ổn định. Vì giá trị của Dash không bị giảm xuống mà có xu hướng tăng lên, hơn nữa nó lại sinh lãi nếu lập masternode hoặc tạo tài khoản tiết kiệm thì lợi nhuận của nó còn tốt hơn nữa, nên chính vì thế mà người ta lại không dùng Dash để giao dịch và chi tiêu. Điều này khiến cho số lượng Dash lưu thông như một phương tiện giao dịch ít, và vì ít giao dịch khiến cho số lượng người biết đến nó không nhiều và mức độ phân phát (distribution) của nó lâu được rộng rãi và khiến mong muốn nó trở thành một loại tiền mặt kỹ thuật số (digital cash) lại chậm hơn.


Vậy làm thế nào để khắc phục được nhược điểm này của Dash để nó được đưa vào lưu thông trong các giao dịch thông thường? Đây là một câu hỏi khó mà tác giả bài viết này cũng chưa biết phải giải quyết thế nào.
                                                                                     Nguồn: dashvn.blogspot.com

Wednesday, January 18, 2017

Bitcoin tăng giá năm 2017 vì 5 lý do sau

Bitcoin tăng giá năm 2017 vì 5 lý do sau

Bitcoin được biết đến như một trong những loại đồng tiền điện tử có giá trị, và trong năm 2017 này Bitcoin tăng giá sẽ là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

Trong những tháng cuối năm 2016, giá tiền ảo từ 640 USD đã tăng lên đến 740 USD. Và theo những dự đoán từ các chuyên gia tài chính, vào đầu năm 2017 Bitcoin sẽ tiếp tục tăng lên đến 1000USD. Và dưới đây sẽ là 5 lý do khiến Bitcoin tăng giá trong năm nay.

1.Nhu cầu sử dụng Bitcoin đã tăng lên khiến Bitcoin tăng giá

Bitcoin là một trong những đồng tiền được trao đổi nhiều và có giá trị tài chính rất cao và dài hạn. Dù mục đích ban đầu của Bitcoin chỉ được sử dụng như một hình thức thanh toán nhưng giá tiền này đả nhanh chóng tăng lên và trở thành một kênh đầu tư thu hút tương đương với vàng. Lượng giao dịch Bitcoin ngày càng tăng vì ngày càng có nhiều người sử dụng đồng tiền này, trong khi lượng Bitcoin được sử dụng thì hữu hạn. Theo những thống kê từ năm 2014, lượng Bitcoin có là 21 triệu BTC và không còn khả năng đào ra thêm nữa. Vì vậy, giá Bitcoin tăng lên khi mà khả lượng này không đủ đáp ứng cho lượng người đầu tư nhiều như hiện nay.
bitcoin
Nhu cầu sử dụng đồng Bitcoin đã tăng lên rất nhiều

2. Đồng Bitcoin tăng giá do các nước đã dần quen với tiền ảo

Liên minh Châu Âu EU đã đưa ra những quyết định chấp nhận Bitcoin như một hình thức tiền tệ. Điều này khiến cho những quốc khác liên quan cũng dần chấp nhận và làm quen với đồng tiền mới này. Tương tự, những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh chóng như Mỹ, Nhật Bản… cũng đã chấp thuận sự lưu hành của đồng tiền này, cũng vì thế mà độ tin cậy đối với Bitcoin càng được tăng lên. Tốc độ lan truyền nhanh như hiện nay, không khó hiểu nếu như đồng Bitcoin tăng giá vào năm 2017.

3. Mức đầu tư tăng giúp Bitcoin tăng giá

Là một loại hình tiền tệ được mã hóa và ứng dụng được công nghệ thương mại điện tử tiên tiến nhất. Bitcoin được trang bị công nghệ Clockchain với tất cả các giao thương đều được thực hiện và lưu giữ trên hệ thống máy tính. Đó được coi như hình thức lưu lại lịch sử của mỗi tài khoản. Đến giờ, cũng chưa phát hiện ra một lỗ hổng nào về bảo mật khiến cho đồng Bitcoin bị mất đi, trừ khi khóa riêng tư của người dùng bị mất. Thế nên, vấn đề bảo mật Bitcoin cũng khiến cho đồng tiền thông minh này có nhiều lợi thế hơn so với các loại tiền truyền thống khác.
Với một nguồn cung có số lượng hữu hạn, đồng tiền Bitcoin sẽ mang lại nhiều giá trị hơn nữa trong tương lai, và cụ thể nhất là Bitcoin tăng giá trong thời gian vừa qua đã đẩy đến nhiều sự biến động cũng như có sức ảnh hưởng đến các chính phủ. Chính những điều này đã góp phần khiến cho Bitcoin tăng giá và trở thành kênh đầu tư được sử dụng nhiều nhất suốt thời gian qua.
bitcoin
Mức đầu tư tăng kéo theo sự tăng về giá trị của Bitcoin

4. Kiều hối tăng khiến Bitcoin tăng giá

Sự biến động tăng đột ngột của kiều hối trong thời gian vừa qua khiến cho những nhà đầu tư mách nhau tìm đến các loại tiền nước ngoài để hạn chế phần nào rủi ro có thể xảy ra. Chuyển tiền ra nước ngoài thường tiêu hao rất nhiều chi phí, nên các nhà đầu tư bắt đầu nghĩ đến Bitcoin nhằm giảm đi chi phí giao dịch, điều này khiến cho đồng Bitcoin sẽ cao hơn.

5. Bitcoin tăng giá do sàn giao dịch tăng

Sự phát triển đáng ngạc nhiên của đồng Bitcoin trong năm 2016 khi những sàn giao dịch tăng mạnh hơn, nhất là ở Trung Quốc. Lượng giao dịch tiền Bitcoin cũng vì điều này mà bị ảnh hưởng không hề ít. Bitcoin chắc chắn sẽ tăng giá nếu như các sàn giao dịch Bitcoin tạo nên nhiều thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư.
5 lý do trên đảm bảo cho sự tăng giá của đồng Bitcoin, nếu bạn là một nhà đầu tư nhanh nhạy với thời cuộc, bạn không nên bỏ qua thời điểm này mà tích lũy cho mình lợi nhuận từ việc đầu tư Bitcoin.
                                                                                             Nguồn: Tiendientu.com